Cà phê Tây Nguyên: Điệp khúc "trồng – chặt"

caphe-dak-songThời gian qua, Tây Nguyên luôn phải gồng mình chống hạn. Hàng nghìn hộ dân thiếu nước sinh hoạt, hàng chục nghìn ha cây trồng khô hạn có nguy cơ mất trắng. Trong hoàn cảnh ấy, những ngày qua, cây giống cà phê luôn khan hiếm và tăng giá theo từng ngày, điều đó chứng tỏ rằng diện tích cà phê trồng mới của Tây Nguyên sẽ tăng lên với một diện tích rất lớn. Đây quả là con số đáng báo động.

Hiện tại Tây Nguyên đã có 434 nghìn ha cà phê, chiếm hơn 80% diện tích và sản lượng cà phê cả nước. Cà phê Tây Nguyên đã góp phần đưa nước ta chiếm vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, mà nhất là nguồn nước cho sản xuất cà phê ở khu vực này không được bảo đảm, nên cà phê luôn là cây trồng phải hứng chịu thiệt hại nặng nề khi xảy ra hạn hán.

Theo báo cáo của các tỉnh Tây Nguyên, hệ thống thủy lợi khu vực này hiện chỉ bảo đảm được nước tưới cho từ 50-60% diện tích cây trồng hiện có. Như vậy, có nghĩa là còn tới 40-50% diện tích cà phê ở đây đã và đang rơi vào tình trạng “bấp bênh về nguồn nước”.

Những đợt nắng hạn xảy ra ở Tây Nguyên cho thấy, cà phê luôn là cây trồng dễ bị tổn thương nhất: Cụ thể trong những ngày này, khi nắng hạn đang hoành hành ở Tây Nguyên, theo thống kê sơ bộ tại tỉnh Đắk Lắk – địa phương có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất nước (170 nghìn ha, sản lượng hàng năm trên 300 nghìn tấn), hiện đã có 6.338 ha cà phê rơi vào tình trạng khô hạn, thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Nếu nắng hạn còn kéo dài, một tỷ lệ không nhỏ diện tích cà phê khô hạn trên sẽ phải chặt bỏ, cưa đốn. Trước đó, cũng tại Đắk Lắk mùa khô (2003-2004) có 40 nghìn ha cà phê bị khô hạn; mùa khô (2004-2005) diện tích cà phê bị khô hạn ở tỉnh này lên tới 99.348ha, trong đó mất trắng 31.456ha. Hạn hán xảy ra trong mùa khô (2004-2005) đã gây thiệt hại cho cây cà phê ở Đắk Lắk tới 1.133 tỷ đồng, hàng chục nghìn diện tích cà phê đã phải chặt bỏ, chuyển đổi sang cây trồng khác.

Theo khuyến cáo của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông – Lâm nghiệp Tây Nguyên, khu vực Tây Nguyên chỉ nên duy trì diện tích cà phê ở con số 400 nghìn ha mới bền vững, đồng thời chuyển một phần diện tích cà phê Robusta sang cà phê Arabica. Những diện tích cà phê trên vùng đất bấp bênh về nguồn nước nên chuyển sang trồng các loại cây chịu khô hạn như ca cao, bơ, sầu riêng và cây ngắn ngày.

Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng năm nay nông dân các tỉnh Tây Nguyên trồng mới cà phê ào ạt(?). Theo chúng tôi, nguyên nhân chính là do niên vụ vừa qua giá cà phê trên thị trường tăng cao, người sản xuất cà phê có lãi lớn. Vậy là nông dân lại tranh thủ tất cả quỹ đất hiện có để trồng cà phê, bất chấp những khuyến cáo của khoa học, và bỏ qua quy hoạch cơ cấu cây trồng của địa phương.

Đương nhiên, trong điều kiện quỹ đất “không thể đẻ thêm”, thì người ta không ngần ngại trồng mới cà phê ngay cả trên diện tích đất mà mấy năm trước đây đã phải chặt bỏ cà phê do nắng hạn; trồng cà phê cả ở vùng đất không đủ nguồn nước.

Vậy ai dám chắc rằng, mùa khô năm sau, khi xảy ra nắng hạn diện tích cà phê trồng mới năm nay lại không phải chặt bỏ(?). Điệp khúc “trồng, chặt!” cà phê ở Tây Nguyên cứ tái diễn theo giá cà phê, đã gây tổn hại bạc tỷ.

Nguyễn Thịnh
Theo CAND

Xây dựng thương hiệu bằng quy trình sản xuất cà-phê sạch

hai-ca-phe
Nhiều vườn ở Đác Lắc thực hiện quy trình sản xuất
cà-phê sạch, với việc thu hái cà-phê chín cây.

Với hàng trăm cơ sở chế biến cà-phê nhân, cà-phê bột trong nhiều năm qua, Ðác Lắc đầu tư hơn 100 nghìn USD để triển khai thực hiện dự án cà-phê sạch, cà-phê hữu cơ và Thực hiện các giải pháp phát triển cà-phê bền vững. Ðây là bước đi lâu dài trong việc phát triển một thương hiệu.

Xác định giống là yếu tố kỹ thuật quan trọng hàng đầu, tạo ra bước đột phá trong năng suất, phẩm chất cây trồng cũng như các đặc tính chống chịu sâu bệnh hại… thời gian qua, Viện Khoa học Kỹ thuật nông – lâm nghiệp Tây Nguyên tập trung nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo thành công hàng chục giống mới cà-phê vối,  cà-phê chè và giúp các nông hộ, doanh nghiệp đưa vào sản xuất đại trà đạt hiệu quả kinh tế cao, thay cho các giống cà-phê đã thoái hóa. Ngoài ra viện còn nghiên cứu, đề xuất các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây cà-phê như chế độ bón phân hợp lý, xác định lượng nước tưới thích hợp, tiết kiệm cho cà-phê kinh doanh, cây trồng xen các loại cây lâu năm trong vườn cà-phê… Các nghiên cứu đó được phổ biến đến với bà con nông dân, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà-phê.

Viện Khoa học Kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên mở hơn 150 lớp đào tạo, tập huấn, với 5.000 lượt người tham dự, gồm cán bộ khuyến nông, khuyến nông viên cấp xã, bà con người dân tộc thiểu số tiêu biểu sản xuất cà-phê tại các vùng chính ở các tỉnh Tây Nguyên. Nội dung đào tạo, tập huấn khá phong phú, như kỹ thuật tuyển chọn, nhân giống cà-phê, kỹ thuật tỉa cành, tạo hình, ghép cải tạo cà-phê vối, quản lý dinh dưỡng, những điều cần biết về thu hoạch, chế biến cà-phê… Việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ đối với cây cà-phê đã góp phần đưa diện tích cà-phê của cả nước tăng lên hơn 525.000 ha, năng suất đạt bình quân 19,6 tạ/ ha (năm 2008). Từ năm 2003 đến 2008, năng suất tăng khoảng 0,8 tạ/ ha, đạt sản lượng xuất khẩu một triệu tấn/ năm. Năm 2008, giá trị xuất khẩu cà-phê đạt hơn 2,1 tỷ USD, tăng bốn lần so năm 2003, là bước tiến vượt bậc của ngành cà-phê, góp phần quan trọng trong tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp Việt Nam. Riêng tỉnh Ðác Lắc niên vụ 2008-2009 có 182.434 ha cà-phê, trong đó có 173.233 ha đã cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt 23,78 tạ/ha, sản lượng đạt 415.494 tấn, tăng so với vụ trước 90 nghìn tấn.

gioi-thieu-san-pham-ca-phe
Giới thiệu sản phẩm cà-phê bột Buôn Ma Thuột, Đác Lắc.

Các đơn vị sản xuất cà-phê ở Ðác Lắc đang áp dụng biện pháp thâm canh tiến bộ, sản xuất thân thiện với môi trường, nhằm cải thiện đáng kể chất lượng sản phẩm cà-phê, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Công ty cà-phê Buôn Hồ, đơn vị đứng chân trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Ðác Lắc, là đơn vị thí điểm của Tổng công ty cà-phê Việt Nam thực hiện chương trình sản xuất cà-phê sạch. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hằng năm công ty cải tạo những cây cà-phê già cỗi, năng suất thấp bằng phương pháp ghép cây (dòng vô tính) với chồi ghép được lấy từ những cây cà-phê có đặc tính ưu việt. Công ty đã tạo được vườn cà-phê phát triển đồng đều, tỷ lệ sản phẩm cà-phê R1 tăng. Năm 2008, công ty lắp đặt dây chuyền công nghệ chế biến cà-phê ướt tiên tiến, bảo đảm chế biến toàn bộ sản phẩm cà-phê quả tươi của đơn vị và của người dân liên kết sản xuất. Trong mùa thu hoạch, công ty thực hiện hái quả chín hơn 90% và khi đưa vào xưởng chế biến sản phẩm được quản lý trên từng công đoạn theo tiêu chuẩn 10CTN 95-98. Nhờ vậy, sản phẩm có chất lượng cao, giá trị một tấn sản phẩm cà-phê nhân xuất khẩu cao hơn cùng loại 41 đến 45 USD, thu nhập của người lao động tăng thêm 150.000 đến 200.000 đồng.

Công ty cà-phê Thắng Lợi (Ðác Lắc) có hơn 2.000 ha cà-phê, trong đó phân vùng sản xuất cà-phê an toàn, sạch với diện tích là 1.200 ha. Quá trình đầu tư chăm bón, công ty thực hiện nghiêm ngặt việc bón phân hữu cơ vi sinh, phân vô cơ theo tỷ lệ hợp lý, vừa tăng độ phì cho đất, vừa bảo đảm cho vườn cà-phê phát triển, sinh trưởng tốt, cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao. Ngoài ra, công ty chỉ đạo người trồng tuyệt đối không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong việc phòng trừ sâu bệnh và bảo quản sản phẩm. Công ty sử dụng hơn 20% sản lượng cà-phê quả tươi thu hoạch đưa vào chế biến sản phẩm cà-phê bột chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm cà-phê nhân sau khi xuất xưởng đạt chất lượng cao hơn so với những sản phẩm được chế biến khô, giá trị thu được cũng cao hơn từ 5 đến 7%. Phát triển được vườn cà-phê  sạch công ty đã mở xưởng chế biến cà-phê bột chất lượng cao COFFE VICTORIA với sản lượng từ 500 đến 800 tấn sản phẩm/năm.

Không chỉ các đơn vị nói trên mà hiện nay trên địa bàn tỉnh Ðác Lắc nhiều công ty trồng cà-phê đã thực hiện sản xuất cà-phê sạch bằng việc áp dụng quản lý dịch hại IPM, tăng sản lượng cà-phê chế biến quả tươi, quản lý chặt chẽ việc thu hái, thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

Theo ông Ðoàn Triệu Nhạn, chuyên gia cao cấp của Hiệp hội Cà phê-Ca-cao Việt Nam, người có nhiều năm tham gia quản lý ngành cà-phê Việt Nam thì việc xây dựng thương hiệu cà-phê là một thành công không chỉ cho ngành cà-phê ở Ðác Lắc mà có ảnh hưởng rất lớn đối với ngành cà-phê Việt Nam, qua đây mở ra bước phát triển mới cho ngành cà-phê với chiến lược phát triển cà-phê bền vững.

Xây dựng một thương hiệu là quá trình lâu dài, cần công sức của nhiều ngành, nhiều cấp, trong đó quan trọng nhất là người trồng cà-phê. Quy trình sản xuất cà-phê sạch đã có, vùng đất đã rõ, chất lượng cà-phê không vùng nào có được, tin rằng thương hiệu cà-phê “Buôn Ma Thuột” sẽ nổi tiếng trong vài năm tới.

Nguyễn Thịnh
Theo Nhân Dân

VICOFA sẽ ra mắt CLB các nhà xuất khẩu cà phê

Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA) đã ra Quyết định thành lập CLB các nhà xuất khẩu cà phê VN. Dự kiến ngày 21/8 tới đây, Câu lạc bộ sẽ ra mắ tại TPHCM.

CLB ra đời với mục đích đoàn kết thống nhất các DNXK cà phê Việt Nam, một điều hết sức cần thiết trong lúc thị trường cà phê đầy biến động hiện nay. CLB sẽ tiến trao đổi định kỳ về thị trường, sản lượng cà phê, tiến độ xuất khẩu, phương thức bán hàng, mức độ trừ lùi…

Hiện VICOFA có 136 hội viên, trong đó khu vực Tây Nguyên 49 hội viên, miền Nam 47, miền Bắc 31 và miền Trung 9. Ngoài ra, VICOFA còn có 13 đơn vị liên kết là các DN liên doanh và nước ngoài đang hoạt động tại Việt nam.

Nguyễn Thịnh
Theo Nongnghiep.vn

Quay lại phương thức xuất khẩu cà phê cũ

39dd0_caphebh
Chế biến cà phê xuất khẩu.

Hiệp hội cà phê Việt Nam đã khuyến cáo các hội viên của mình trong niên vụ cà phê mới bắt đầu thu hoạch từ đầu tháng 10 tới đây nên tăng cường phương thức bán hàng giao ngay (outright), nhằm hạn chế thiệt hại.

Xem thêm:
> Kinh doanh cà phê lỗ do mạnh ai nấy làm
> Điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam

Khuyến cáo của Hiệp hội cà phê Việt Nam (Vicofa) đưa ra là nhằm rút kinh nghiệm của tháng 10-2008 và tháng 6-2009 khi nhiều doanh nghiệp cà phê bị thiệt hại nặng về giá khi bán hàng giao xa mà không chốt giá, gây tổn thất lớn cho các doanh nghiệp.

Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vicofa, cho rằng trong tình hình kinh tế toàn cầu vẫn đang khó khăn, dù thời điểm phục hồi được dự báo là cuối năm nay hoặc đầu sang năm nhưng độ bền vững của nền kinh tế thế giới vẫn còn mong manh, các quỹ đầu cơ vẫn hoạt động mạnh, nên cần tăng cường bán hàng giao ngay.

Bán hàng giao ngay (outright) trong truyền thống giao thương cà phê thế giới có nghĩa người mua và người bán chốt giá ngay tại thời điểm ký hợp đồng mua bán mà không cần biết giá cà phê tại thời điểm giao hàng diễn biến ra sao.

Phương thức này được các doanh nghiệp cà phê Việt Nam áp dụng phổ biến vào đầu những năm 1990, sau đó thay thế bằng phương pháp ký hợp đồng nhưng không chốt giá mà khi giao hàng mới chốt giá bán dựa vào giá cà phê giao dịch trên thị trường London (Anh) và trừ lùi một mức nào đó, còn gọi là phương thức bán trừ lùi.

Phương thức bán trừ lùi phổ biến trong hơn chục năm qua, thường áp dụng cho các hợp đồng giao xa mà nhà nhập khẩu thường ứng trước 70% số tiền của hợp đồng cho nhà xuất khẩu, phần còn lại được tính toán khi giao hàng và chốt giá dựa vào giá cà phê giao dịch trên thị trường kỳ hạn London. Các năm trước, đây là phương thức bán cà phê tiến bộ so với giao ngay, bởi gắn giá cà phê Việt Nam với giá thế giới, hạn chế thiệt hại so với phương thức giao ngay nếu giá cà phê thế giới tăng.

Nay Vicofa khuyến cáo hạn chế bán hàng trừ lùi trước tình hình thị trường cà phê thế giới đầy biến động. Niên vụ cà phê Việt Nam bắt đầu thu hoạch vào tháng 10 hàng năm nhưng việc ký hợp đồng thường diễn ra trong ba tháng 7, 8 và 9.

Nguyễn Thịnh
Theo SGtimes

Cần một cơ chế để Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột phát triển

bcecRa đời, trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột để đáp ứng yêu cầu của cả ngành cà phê Việt Nam nói chung và người dân trồng cà phê cũng như doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đác Lắc nói riêng. Vậy mà sau hơn nửa năm đi vào hoạt động, có thể nói Trung tâm giao dịch cà phê đã đưa ra những con số đã “gây sốc” cho nhiều người.


Xem thêm:
> Hỗ trợ kỹ thuật cho Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột

Tổng số cà phê gửi kho được cấp chứng thư là 105 tấn, trong đó giao dịch tổng cộng chỉ được 67 tấn, hàng rút khỏi kho 8 tấn và 30 tấn hiện đang lưu kho. Với tổng số vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng, cũng đầy đủ ban bệ, số nhân viên lên tới 40 người (bao gồm cả 3 đơn vị ủy thác), riêng số nhân viên của Trung tâm cũng chiếm tới 20 người, nhưng kết quả sau 6 tháng hoạt động đã làm nhiều người phải ngỡ ngàng, có người còn ví Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột giao dịch còn thua một đại lý cấp 3 ở vùng sâu, vùng xa. Vậy Nguyên nhân từ đâu?

Có nhiều nguyên nhân mà qua nhiều hội thảo đã được đưa vào thảo luận khá sôi nổi, nhưng tựu trung lại thì có một số nguyên nhân chính sau đây: thứ nhất, đây là một mô hình mới chưa từng có ở Việt Nam, vì vậy phải vừa mày mò, học hỏi vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Thứ 2, đây là một mô hình giao dịch khá mới nên người nông dân chưa tiếp cận được, gây khó khăn cho công tác phát triển thành viên cũng như khách hàng của Trung tâm. Thứ 3 là nguồn nhân lực của Trung tâm chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên rất khó tiếp cận…

Để Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột phát huy hiệu quả thì phải còn rất nhiều việc phải làm mà tại Hội thảo khởi động dự án hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động của Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột vừa mới tổ chức tại Đác Lắc đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp rất đáng để cân nhắc, trong đó đáng chú ý nhất là ý kiến của nhóm chuyên gia đến từ Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Theo nhóm chuyên gia này nhận định, để một trung tâm giao dịch hàng hóa nông sản phát triển thành công thì cần phải hội đủ các điều kiện như: Vị trí địa lý thuận lợi, hàng hóa phải đa dạng về số lượng và đã có một thị trường hoàn chỉnh mua bán giao ngay các sản phẩm này, khung pháp lý và quy chế giao dịch phải chặt chẽ nhưng linh hoạt và minh bạch, hạ tầng kỹ thuật tốt có khả năng kết nối với các thị trường khác trong nước và trên thế giới, nhận thức, kinh nghiệm và nhu cầu của các chủ thể tham gia vào thị trường…

Nếu nói về vị trí thuận lợi như nằm ở một thành phố lớn hay trung tâm trung chuyển hàng hóa, bến cảng, sân bay…hoặc ở gần vùng nguyên liệu (vùng sản xuất hàng hóa lớn). Như vậy, Buôn Ma Thuột đã hội đủ điều kiện này vì nằm ngay trong vùng sản xuất nông sản, đặc biệt là cà phê; đồng thời ở đây cũng có sân bay và hệ thống giao thông đường bộ thông suốt đến các tỉnh và các khu vực khác trong vùng.

Hàng hóa đa dạng về số lượng và có thị trường mua bán giao ngay, Buôn Ma Thuột – Đác Lắc cũng hội đủ điều kiện này vì trong những năm qua, sản phẩm cà phê của Đác Lắc luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của cả nước (chiếm gần 50% sản lượng). Đồng thời Đác Lắc cũng đã góp phần đáng kể về tỷ trọng xuất khẩu trong các sản phẩm khác như cao su, tiêu, sắn, mật ong…

Về thị trường mua bán giao ngay thì nhìn chung hoạt động thu mua và xuất khẩu cà phê của Đác Lắc khá ổn định với một hệ thống các hộ nông dân sản xuất, các đại lý, công ty thu mua chế biến và xuất khẩu khá hoàn chỉnh. Hơn nữa, trong danh sách 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu tại Việt Nam thì đều đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh trực tiếp tại Đác Lắc.

Về khung pháp lý và quy chế giao dịch, tiêu chí này thì có lẽ chưa đáp ứng được do trong khung pháp lý cho hoạt động giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch thì nước ta mới chỉ có Nghị định 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ mà chưa có các thông tư hướng dẫn cụ thể việc triển khai. Về phía Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, cũng mới chỉ có các quy chế hoặc nội quy được ban hành dựa trên kinh nghiệm của các sàn giao dịch nông sản quốc tế hoặc của Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM hay Hà Nội. Trong khi đây được coi là một trong những điều kiện quan trọng giúp các Trung tâm giao dịch hàng hóa phát triển một cách bền vững.

Về hạ tầng công nghệ, tuy trình độ phát triển công nghệ của Việt Nam so với thế giới vẫn còn một khoảng cách khá xa, song chúng ta vẫn có nhiều lợi thế trong việc “đi tắt đón đầu” những công nghệ hiện đại nhất đang được ứng dụng trên thế giới nhờ sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) trong việc xây dựng hệ thống giao dịch và thông tin.

Về tiêu chí nhận thức, kinh nghiệm và nhu cầu của các chủ thể tham gia thì chắc chắn ở Việt Nam nói chung và Buôn Ma Thuột – Đác Lắc nói riêng không còn xa lạ với các hình thức giao dịch kỳ hạn, giao dịch giao ngay và giao sau, đặc biệt là trong kinh doanh cà phê. Vì trong thời gian qua, đã có rất nhiều người Việt Nam đã tham gia giao dịch tại các sàn giao dịch nông sản lớn của thế giới như LIFFE hoặc Chicago…

Như vậy, Trung tâm Giao dịch cà phê đặt tại TP. Buôn Ma Thuột hầu như đã hội đủ các điều kiện cơ bản để phát triển thành một trung tâm giao dịch hàng hóa lớn trong tương lai. Vậy thì tại sao nó vẫn đang “ì ạch” trên con đường phát triển của mình? Và chúng ta cần phải làm gì để đưa Trung tâm phát triển tương xứng với sự kỳ vọng của nhiều người?

Trước hết là về cơ cấu tổ chức và mô hình sở hữu. Theo kinh nghiệm của các Sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới thì mô hình sở hữu chỉ ở 2 dạng chủ yếu là mô hình doanh nghiệp độc lập và mô hình pháp nhân hoạt động phi lợi nhuận trực thuộc Chính phủ.

Mô hình doanh nghiệp độc lập là để Trung tâm giao dịch cà phê hoạt động như một doanh nghiệp bình thường dưới dạng công ty TNHH một thành viên hoặc công ty cổ phần, từ đó mới có cơ chế thoáng hơn trong nhiều hoạt động như thu hút nhân tài, thuế, hóa đơn, chi trả lương theo năng lực, phát hành rộng rãi cổ phiếu ra công chúng để thu hút vốn đầu tư…

Theo đề xuất thì Trung tâm nên đi theo hướng này như mô hình của Sở giao dịch chứng khoáng TP. HCM hoặc có thể đi theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ về tài chính và dần chuyển đổi sang hình thức công ty TNHH một thành viên góp vốn của Nhà nước và khi đó tỉnh Đác Lắc vẫn tiếp tục kiểm soát được chiến lược phát triển dài hạn của Trung tâm; đồng thời loại bỏ được những thói quen ỷ lại để tăng tăng tính chủ động trong việc quyết định những đường hướng phát triển mới của Trung tâm, từ đó mới tạo ra được động lực mới để Trung tâm phát triển.

Về phương thức giao dịch, hiện nay Trung tâm giao dịch cà phê đang đang thực hiện phương thức giao dịch mua bán các loại cà phê được sản xuất tại Việt Nam và các phiên giao dịch khớp lệnh thành công chủ yếu là hình thức giao ngay cà phê thực qua sàn và khối lượng giao dịch thành công đang chiếm một tỷ lệ khá nhỏ so với tổng sản lượng cà phê của Đác Lắc.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do người sản xuất cà phê quá quen thuộc với hình thức mua bán cà phê truyền thống, khá đơn giản và tiện lợi là khi có hàng hóa muốn bán, chỉ cần ngồi ở nhà gọi điện thoại đến các công ty, đại lý thu mua là giao dịch đã thành công, thậm chí tiền có thể được tạm ứng trước bất cứ lúc nào theo nhu cầu của người bán và theo giá trị của lô hàng. Do đó, khi người nông dân thấy những quy tắt, nội quy, phương thức giao dịch, kiểm tra chất lượng…quá khắt khe thì họ cho rằng quá phức tạp nên ít tham gia.

Vì vậy, để tập được thói quen mua bán qua sàn là một việc làm lâu dài và đòi hỏi công sức cũng như khả năng thuyết phục làm sao để người nông dân cảm thấy nhiều lợi ích thiết thực khi họ tham gia giao dịch tại Trung tâm.

Mùa thu hoạch cà phê mới ở Tây Nguyên sắp bắt đầu, Trung tâm giao dịch cà phê cũng đã có gần một năm để tích lũy kinh nghiệm. Do đó, cần phải có một sự lựa chọn sáng suốt mới để có thể thay đổi được trình trạng phát triển khó khăn hiện nay của Trung tâm giao dịch cà phê để đưa được phương thức giao dịch tiên tiến, minh bạch vào cuộc sống cũng như thay đổi được phương thức mua bán truyền thống tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức mà người chịu thiệt lúc nào cũng là nông dân.

Nguyễn Thịnh
Theo Nhân Dân

Tự làm yếu mình

a7839_kho-ca-phe
Những khó khăn trong xuất khẩu nông, thủy sản
đôi khi do sự lũng đoạn từ bên trong khiến cho ta hại mình.

Khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy giảm toàn cầu gây ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là thực tế không thể phủ nhận. Tuy nhiên có những tổn thất lại không phải do tác nhân từ bên ngoài mà chủ yếu do chính chúng ta.

Thông tin gần đây cho thấy hiện giá xuất khẩu cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới đang rớt ở mức thấp nhất trong vòng ba năm qua, khiến nhiều doanh nghiệp thua lỗ nặng nề. Sơ bộ với mỗi tấn cà phê chưa kịp xuất, doanh nghiệp lỗ gần 100 đô la.

Nguyên nhân của tình trạng này được ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), khẳng định chủ yếu không vì quan hệ cung cầu mà do đầu cơ lũng đoạn thị trường và doanh nghiệp “rất thiếu đoàn kết”.

Vị trí đặt quảng cáoCác quỹ đầu cơ nước ngoài trên sàn cà phê (London và NewYork) liên tục dùng kỹ xảo tung tin bóp méo giá cả, trong khi doanh nghiệp Việt Nam thường bị rơi “vào tròng”, mỗi khi nghe tin giá lên thì mạnh ai nấy đua nhau mua vào để đầu cơ tích trữ, nhưng khi giá xuống thì buộc phải bán ra để cắt lỗ.

Câu chuyện khác về cá tra, cá ba sa, khi ra ngoài nước thì thường bị các đối tác o ép, tìm mọi cách làm giảm uy tín, nhưng ở trong nước cũng có nhiều doanh nghiệp gây lũng đoạn phá rối thị trường. Hiện có khoảng 250 doanh nghiệp chuyên xuất khẩu cá tra, cá ba sa nhưng gần như mạnh ai nấy làm, tranh mua tranh bán, có khi cùng một sản phẩm xuất khẩu nhưng mức giá chào của các doanh nghiệp tại cùng thị trường chênh nhau nhiều lần.

Thực trạng hiện nay là có rất nhiều hiệp hội, đại diện cho nhiều ngành nghề kinh tế chủ chốt, nhưng nhiều khi vẫn còn hiện tượng gà nhà đá nhau, bằng mặt không bằng lòng, chưa gạt bỏ hết lợi ích cục bộ ngắn hạn để cùng hướng đến lợi ích chung lâu dài. Hiện vẫn còn quan niệm và tư duy sai lệch về chức năng của hiệp hội và người lãnh đạo hiệp hội, xem đó tựa như một đơn vị quản lý nhà nước, có quyền đơn phương ra quyết định mà không tính đến nguyện vọng chính đáng của các thành viên.

Tất nhiên, tự bản thân nỗ lực của doanh nghiệp vẫn chưa đủ. Nhà nước cần có biện pháp tổ chức hợp lý, có chính sách huy động các nguồn lực hình thành nên “binh chủng tổng hợp”, lôi cuốn sự chủ động tham gia của các doanh nghiệp trong nước, tham tán thương mại, đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng người Việt ở nước ngoài… Đây chính là bệ phóng vô cùng quý hỗ trợ cung cấp sàng lọc thông tin, che chắn rủi ro, mở rộng quan hệ làm ăn đa dạng nơi xứ người.

Nguyễn Thịnh
Theo SaiGontimes

1 nông dân trồng cà phê 2 năm, năng suất bằng 5 năm

Hình minh họa

Đó là nông dân Lê Nam – ở ấp Gia Lào ( xã Suối Cao- Xuân Lộc, Đồng Nai). 2 năm trước, ông được Trung tâm Khuyến nông chuyển giao kỹ thuật trồng mới theo quy trình công nghệ cao.

Xem thêm:
> Chuyện hai anh em tạo giống cà phê cao sản

Đến thời điểm này 0,5ha vườn cà phê của ông đã sai trái và có khả năng thu hoạch vụ đầu tiên, với năng suất dự kiến đến hơn 4 tấn tươi /ha (tương đương 1 tấn khô) – tức bằng năng suất vườn cà phê sau 5 năm trồng theo quy trình bình thường.

Sự kiện này hy vọng mở ra triển vọng nâng cao năng suất cho cây cà phê ở vùng Đông Nam Bộ.

Nguyễn Thịnh
Theo Lao Động

Điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam

cay-ca-phe
Cà phê rớt giá mạnh thời gian qua
là do doanh nghiệp thiếu liên kết

Trên thế giới, việc liên kết để tạo thành các tập đoàn khổng lồ có sức mạnh chi phối thị trường đã được tiến hành từ rất lâu. Thế nhưng ở Việt Nam, điều này dường như vẫn không được nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Vẫn kiểu mạnh ai nấy làm

Còn nhớ, hồi còn học trong trường đại học, thầy giáo dạy tôi đã từng nói: “Nếu so sánh giữa người Việt Nam và người Nhật về khả năng làm việc độc lập thì người Nhật kém người Việt, nhưng nếu làm việc theo nhóm từ 3 người trở lên thì người Việt Nam không thể so sánh với người Nhật được”. Điều này minh chứng thêm cho thực tế là khả năng làm việc theo nhóm của người Việt Nam rất kém. Cứ độc lập tác chiến thì không sao, nhưng hễ làm việc theo nhóm là thể nào cũng không ai chịu ai, mỗi người một kiểu.

Từ đó nhìn rộng ra hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) thì thấy, dường như lối làm ăn theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ đã ngấm sâu vào tâm lý của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Câu tục ngữ xưa: “Buôn có bạn, bán có phường” dường như ngày nay không được nhiều DN coi trọng bởi lối tư duy ngắn hạn. Hậu quả là rất nhiều cơ hội lớn đã bị bỏ qua do đối tác nước ngoài đặt hàng lớn nhưng DN không có khả năng đáp ứng, trong khi lại không chịu liên kết với DN khác cùng làm. Mới nhất là việc giá cà phê liên tục giảm khiến DN cà phê nước ta bị thiệt hại nặng, là do các DN của ta thiếu liên kết với nhau nên để các nhà nhập khẩu nước ngoài có cơ hội lũng đoạn thị trường, làm giá.

Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê, ca cao Việt Nam cho biết: “Hiện Hiệp hội có 146 DN nhưng việc liên kết với nhau rất kém, DN nào cũng chỉ chọn phương thức bán hàng có lợi nhất cho DN mình, không có sự phối hợp để điều tiết lượng hàng bán ra, điều tiết thị trường. Thậm chí, việc “gà nhà đá nhau” không phải là chuyện hiếm. Chuyện DN này cố tình bán phá giá thị trường, làm ảnh hưởng tới việc kinh doanh của DN khác là bằng chứng về lối làm ăn tư lợi”.

Việc các DN không chịu liên kết với nhau có nhiều lý do, như sợ lộ thị trường, mất khách hàng, lộ thông tin; ngư dân không chịu liên kết, không kết nối bộ đàm vì sợ lộ ngư trường… Đó là lối suy nghĩ, cách nhìn ngắn hạn, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà không thấy được lợi ích dài hạn của việc liên kết giữa các DN. Bởi lẽ, kinh doanh trong một thế giới sôi động và chuyển biến không ngừng với đầy rủi ro và không ít cơ hội hiện nay đòi hỏi sự chia sẻ thông tin rất lớn giữa các DN. Lối làm ăn theo kiểu win – win, có nghĩa là cả hai cùng thắng là lối làm ăn nên được phát huy để cùng hưởng lợi và cùng chia sẻ khó khăn.

Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cho rằng, nếu liên kết lại thành một khối sẽ tạo thành sức mạnh to lớn, còn nếu DN cứ đơn thương độc mã thì rất khó vươn ra thị trường thế giới thành công.

Chỉ liên kết khi khó khăn

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, chỉ khi gặp khó khăn thì nhu cầu liên kết giữa các DN mới trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam chia sẻ: “Trước đây, trong thời điểm thuận lợi, nhu cầu liên kết của các DN trong ngành dệt may không rõ ràng, trong khó khăn (của nền kinh tế – PV), sự liên kết trở thành một xu thế tất yếu để giảm bớt rủi ro và chia sẻ kinh nghiệm”. Đại diện Hiệp hội chè cũng từng cho biết, bình thường, các DN thuộc hiệp hội không có khái niệm liên kết với nhau, thậm chí còn dè chừng, cảnh giác nhau; nhưng khi bị đối tác nước ngoài điều tra kiện bán phá giá, các DN bỗng “thân”  nhau lạ, liên kết, chia sẻ với nhau một cách tự nhiên.

Rõ ràng, biết liên kết với nhau để cùng vượt khó là điều tốt, nhưng không thể chỉ dừng lại ở đấy. Các DN cần phải nhận thức được lợi ích to lớn của liên kết để coi đây là nhu cầu tự nhiên, thiết yếu của mình trong quá trình thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường, bởi “một cây làm chẳng nên non”. OPEC (Hiệp hội các Quốc gia xuất khẩu dầu mỏ) là một ví dụ điển hình về sức mạnh to lớn của liên kết. Nhờ sự liên kết chặt chẽ mà OPEC đã thao túng thị trường dầu mỏ thế giới, thu lợi nhuận khổng lồ cho các quốc gia thành viên. Hay bài học về sự liên kết giữa các tập đoàn, thương hiệu mạnh của nước ngoài khi vào Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường cũng cần được các DN nghiên cứu kỹ.

Ông Phan Hữu Đễ, TTK Hiệp hội Cà phê, ca cao Việt Nam cho rằng: “Giờ là lúc các DN cần phải liên kết với nhau thành một khối để đối phó với việc làm giá, với lượng cà phê hằng năm như vậy cần phải tính toán được thời điểm bán ra cho phù hợp. Tới đây, định hướng của Hiệp hội là yêu cầu các DN phải thông báo và cập nhật thường xuyên về lượng bán ra và có sự cân đối điều hòa lượng bán ra để tránh tình trạng làm giá như hiện nay”.

Nguyễn Thịnh
Theo VOVnewa

Người tiên phong thường bị nghi ngờ

dang-le-nguyen-vu
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ

Gần đây dự án xây dựng “Thủ phủ cà phê toàn cầu” của Trung Nguyên tại Buôn Mê Thuột có nhiều ý kiến tán dương đây là một ý tưởng đột phá giúp phát triển thương hiệu quốc gia, đưa ngành cà phê lên một tầm cao mới, nhưng cũng có khá nhiều ý kiến còn băn khoăn, thậm chí nghi ngờ.

Xem thêm:
> Giấc mơ thủ phủ cà phê
Dự án này do Trung Nguyên khởi xướng và xây dựng trong mấy năm qua, đến nay đã thành hình, được đem ra bàn bạc trong một số hội thảo có sự tham dự của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, nhà văn hoá.

Tại những cuộc trao đổi này, Chúng tôi đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Tổng GĐ Công ty Cổ phần Trung Nguyên về dự án này.

Thưa ông, ông có thể nói vắn tắt quá trình phát sinh, xây dựng ý tưởng của ông và cộng sự như thế nào?

Xuất phát ban đầu là lòng yêu và đam mê cà phê. Khi tham gia vào ngành công nghiệp cà phê, tôi rất bức xúc trước nghịch lý Việt Nam có đầy đủ lợi thế về tiềm năng và chất lượng cà phê nhưng chúng ta luôn ở phân khúc thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu, chỉ dừng lại ở trồng trọt và xuất khẩu cà phê thô.

Vì vậy, cần thiết một mô hình phát triển bền vững cho ngành cà phê VN có thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, gia tăng giá trị thương hiệu cà phê VN. Thông qua đó, hình thành một mô hình phát triển bền vững cho đất nước, tận dụng được xu thế phát triển của thế giới.

Ý tưởng cốt lõi của Thủ phủ Cà phê Toàn cầu là xây dựng tổng hòa các hệ sinh thái bền vững với nền móng phát huy các thế mạnh về sinh học, thổ nhưỡng, cây, người, văn hóa, nghệ thuật, lịch sử… của vùng Tây Nguyên.

Hiện đề án đã thành hình, rất công phu, đề cập đến rất nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, môi trường, công nghiệp chế biến, du lịch, văn hoá… Các ông có tham khảo ý kiến của các bộ ngành liên quan? Cảm quan chung là ý tưởng đột phá này không “bình thường” lắm theo cách tư duy bấy lâu nay của giới quản lý, ông có khó khăn gì không?

Có điều buồn là hiện nay, trong cuộc sống thường ngày, nhiều khi làm điều tốt không dễ. Rất buồn! Người tiên phong thường bị nghi ngờ. Tôi xin chia sẻ ý kiến của bà Nguyễn Thị Bình – Nguyên Phó chủ tịch nước, người đã tâm huyết đồng hành cùng dự án trong suốt thời gian qua: “Nếu không có nhiều người gan dạ, dám chấp nhận sự hy sinh gian khổ trong chiến đấu trước kia thì làm sao chúng ta có được Việt Nam như ngày nay? Nếu chúng ta không có người táo bạo, dám đi về phía trước ngày hôm nay thì làm sao chúng ta dám mơ “sánh vai cùng các nước” trong tương lai? – Ông Đặng Lê Nguyên VũPhải tham khảo ý kiến chứ! Qua quá trình hơn ba năm từ khi ý tưởng phôi thai, chúng tôi đã tổ chức nhiều hội thảo, mời rất nhiều các nhà khoa học, các chuyên gia, các cán bộ,… thuộc nhiều lĩnh vực liên quan, trong và ngoài nước, tham gia góp ý và xây dựng cho dự án. Tất cả những đầu mục công việc đều đã được tính toán một cách cẩn thận và cặn kẽ.

Tuy nhiên, khi xây dựng một đề án tập trung vào vấn đề phát triển bền vững như dự án “Thủ phủ cà phê toàn cầu”, thì gặp phải những khó khăn là lẽ tất nhiên. Khó khăn nhất, có lẽ, vì theo tư duy thông thường, người ta chỉ thấy những gì đang có trước mắt, ở thực tại, mà không nhìn thấy được những nguồn lực vô hình. Tôi lấy ví dụ như Singapore.

Nếu chỉ theo tư duy thông thường, có lẽ, ông Lý Quang Diệu cũng sẽ chỉ nghĩ tới việc xây dựng làng chài bé nhỏ ấy lên theo từng bậc “xã chài”, “huyện chài”, “tỉnh chài”,… mà thôi. Nhưng trên thực tế, tư duy vượt tầm của ông Lý Quang Diệu đã giúp đảo quốc bé nhỏ ấy trở thành một quốc gia hùng mạnh, vì ông ấy đã nhìn ra được những nguồn lực vô hình có khả năng tập kết và cùng tập trung cho chiến lược xây dựng quốc gia đó.

Trong cuộc hội thảo gần đây nhất tại Hà Nội, GS Tôn Thất Nguyễn Thiêm có nói đại ý, đây là một dự án không nên quá quan tâm đến vấn đề tính khả thi, mà nên quan tâm đến việc thực thi, bởi đây là một đề án đột phá, rất nên làm thay cho suy tính cân đong… Tuy nhiên, dư luận vẫn rất quan tâm, nếu làm thì tính khả thi ra sao, vì ở ta đã có quá nhiều những dự án to lớn, nhưng rồi chẳng đâu vào đâu cả, vì không tính toán kỹ? Ông có thể nói về vấn đề này?

Như tôi vừa nói, không chỉ có các chuyên gia Việt Nam am hiểu môi trường, bối cảnh của nước ta, chúng tôi còn mời nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực như xây dựng thương hiệu quốc gia, chiến lược phát triển, quy hoạch và kiến trúc, du lịch sinh thái,… tới chia sẻ, xem xét, đánh giá và góp ý kiến cho dự án này.

Không chỉ riêng GS Thiêm, trong nhiều lần hội thảo, nhiều người cũng đã phát biểu rằng, đừng nói chuyện nó khả thi hay không nữa. Vấn đề bây giờ là thực thi. Hãy để cho dự án này được thực thi và kiểm nghiệm kết quả của nó.

Đây là một dự án nhằm nâng cao thương hiệu quốc gia, nhưng ở đây lại có một vòng luẩn quẩn: Thương hiệu quốc gia VN hiện quá thấp, điều này rất liên quan đến việc kêu gọi đầu tư hoặc gọi vốn ODA, ông nghĩ sao?

Chúng ta đang thiếu một tầm nhìn, một định vị cụ thể cũng như chiến lược tổng thể nhất quán trong việc nâng cao thương hiệu quốc gia.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khi các nền kinh tế  bị phụ thuộc quá mức vào các nguồn tài nguyên cũ, ý tưởng này sẽ là một đột phá mang dấu ấn Việt Nam, là điểm nhấn để nâng tầm thương hiệu quốc gia Việt Nam khi chúng ta chủ trương đưa ra một phương cách tư duy lại hướng phát triển.

Điều chúng tôi cần nhất hiện giờ là sự thấu hiểu của các cơ quan có liên quan, để họ hiểu rằng đây là một dự án mang tầm quốc gia, đòi hỏi trách nhiệm và sự tham gia nỗ lực, tích cực của nhiều thành phần.

Theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, thì đây là một ý tưởng hay, giàu tính lãng mạn. Ông cũng băn khoăn về việc Thủ phủ cà phê sẽ được nhấn mạnh vào vấn đề nào. Ông thì nghĩ sao?

Điểm quan trọng nhất của Dự án xây dựng Thủ phủ cà phê toàn cầu chính là việc tạo ra một mô hình mẫu về phát triển bền vững. Một mô hình phát triển để đạt tới năng lực bền vững sẽ phải do chính cộng đồng bản địa chủ động đề xuất và phát triển. Đến nay, dự án đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc từ nhiều nhà khoa học, kinh tế, văn hóa,….đặc biệt được lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk coi là một dự án trọng điểm trong chương trình phát triển cà phê bền vững của tỉnh, cũng như sự khích lệ, quan tâm của một số lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Đây là minh chứng cho sự đồng thuận tư tưởng về ý tưởng của dự án cũng như cơ sở để tin tưởng hiện thực hóa dự án.

Lại còn có cả những ý kiến về vấn đề an ninh chính trị trên vùng đất nhạy cảm này? Liệu đó có phải là vấn đề lớn, nếu có thì ông giải quyết ra sao?

Ở đây, chúng ta nên thống nhất một quan điểm then chốt: Chỉ có phát triển bền vững mới đảm bảo được vấn đề an ninh. Thủ phủ cà phê toàn cầu giải quyết được vấn đề đó. Với mô hình phát triển cộng đồng, trong đó các dân tộc sẽ chia sẻ những tiện ích xã hội chung, trong khi vẫn giữ riêng các truyền thống và phong tục tập quán.

Thủ phủ cà phê toàn cầu sẽ giải quyết được vấn đề tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đảm bảo cuộc sống cho trẻ em, người nhiều tuổi và các nhóm khác, đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ,… Nói ngắn gọn, tôi tin tưởng, khi đã tạo ra được một cộng đồng hài hòa lợi ích, được thỏa mãn về đời sống tinh thần, chuyên chú phát triển kinh tế theo hướng bền vững, thì vấn đề an ninh không còn là một mối lo ngại nữa.

Có người cho rằng, đưa ra đề án này, nếu không thực hiện được thì ông và Trung Nguyên cũng vẫn có lợi, vì thương hiệu được phát triển, có phải vậy không, thưa ông?

Trong những buổi nói chuyện với anh em ở công ty, tôi vẫn thường nói rằng, Trung Nguyên còn nợ người dân Việt Nam bởi sự yêu quý họ dành cho cà phê của chúng tôi trong suốt mười mấy năm qua. Chúng tôi đã khẳng định được dấu ấn thương hiệu, và để phát triển thương hiệu Trung Nguyên, có lẽ chúng tôi còn có nhiều cách khác, không đòi hỏi nhiều đến thế sự hao tổn về tâm não, công sức, nỗ lực và cả những rủi ro.

Từ năm 2003, sau khi thực hiện thành công chương trình “Vì thương hiệu Việt”, Trung Nguyên tiếp tục đưa ra chương trình “Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam”, chương trình tự vấn “Nước Việt nhỏ hay không nhỏ?”,… Tất cả những việc làm như vậy đâu phải vì mục đích vụ lợi của một cá nhân hay một doanh nghiệp. Thụ hưởng nó là cả một quốc gia, một xã hội.

Trân trọng cảm ơn ông.

Nguyễn Thịnh
Theo TPO

Lâm Đồng: Gần 1 tỷ đồng xây dựng vườn mầm cà phê đầu dòng

img_mam2-10037Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông – lâm nghiệp Lâm Đồng đang triển khai xây dựng vườn mầm cà phê đầu dòng tại thị xã Bảo Lộc. Vườn này được thực hiện trên diện tích 8.000m2 (chia thành 16 vườn nhỏ) trồng 32.000 cây cà phê giống cao sản của Viện Nghiên cứu cà phê Tây Nguyên. Trung tâm đã chọn được 5 dòng vô tính (TR4, TR5, TR7, TR9 và TR11) phù hợp với điều kiện tự nhiên, năng suất 6 – 7 tấn/ha/năm, cao gấp 3 lần so với giống cà phê đang trồng ở địa phương.

Tổng nguồn vốn đầu tư cho chương trình gần 1 tỷ đồng. Đến năm 2012, các vườn ươm mầm giống cà phê cung cấp đủ mầm để lai ghép, cải tạo khoảng 1.300 ha cà phê vối kém chất lượng.

Lâm Đồng: trồng 3.000ha cà phê ghép giống mới

Đến năm 2010, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) sẽ trồng trên 3.000ha cà phê ghép giống mới, gấp hai lần so hiện nay, nhằm từng bước cải tạo diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp tại một số xã trong huyện. Huyện sẽ hỗ trợ người dân cây giống cà phê ghép (giống cây cà phê đầu dòng ghép với cây cà phê mít), đồng thời cử cán bộ kỹ thuật đến tận nơi để hướng dẫn cho nông dân kỹ thuật trồng, chăm sóc.

Ông Nguyễn Văn Triệu, chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm cho biết, cây cà phê ghép giống mới có đặc điểm là chịu hạn, kháng bệnh, hạt to và chín đều với năng suất đạt từ 7 – 8 tấn nhân/ha, gấp hai lần so với cà phê hiện hữu. Lâm Đồng đang triển khai chương trình cải tạo cho khoảng 50% trên tổng số 120.000ha cà phê bị già cỗi, chất lượng thấp trong tỉnh, trong đó Bảo Lâm là huyện đầu tiên thực hiện thí điểm chương trình này.

Nguyễn Thịnh
Theo SGTT

Tiêu chuẩn Việt Nam về cà phê

Danh sách tiêu chuẩn thuộc tuyển tập tiêu chuẩn Việt Nam về cà phê.

1. Tiêu chuẩn Việt Nam về Cà Phê


STT Số hiệu tiêu chuẩn Ngày ban hành Tên tiêu chuẩn Nội dung
1 TCVN 1279:1993 09/02/1993 Cà phê nhân. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển Chi tiết »
2 TCVN 4193:2001 2001 Cà phê nhân. Yêu cầu kỹ thuật Chi tiết »
3 TCVN 4334:2001 2001 Cà phê và các sản phẩm của cà phê. Thuật ngữ và định nghĩa Chi tiết »
4 TCVN 4807:2001 2001 Cà phê nhân. Phương pháp xác định cỡ hạt bằng sàng tay Chi tiết »
5 TCVN 4808-89 25/12/1989 Cà phê nhân. Phương pháp kiểm tra ngoại quan. Xác định tạp chất và khuyết tật Chi tiết »
6 TCVN 4809-89 25/12/1989 Xiên lấy mẫu cà phê nhân Chi tiết »
7 TCVN 5248-90 31/12/1990 Cà phê. Thuật ngữ và giải thích về thử nếm Chi tiết »
8 TCVN 5249-90 31/12/1990 Cà phê. Phương pháp thử nếm Chi tiết »
9 TCVN 5250-90 31/12/1990 Cà phê rang. Yêu cầu kỹ thuật Chi tiết »
10 TCVN 5251-90 31/12/1990 Cà phê bột. Yêu cầu kỹ thuật Chi tiết »
11 TCVN 5252-90 31/12/1990 Cà phê bột. Phương pháp thử Chi tiết »
12 TCVN 5253-90 1990 Cà phê. Phương pháp xác định hàm lượng tro Chi tiết »
13 TCVN 5567:91 30/10/1991 Cà phê hòa tan. Phương pháp xác định hao hụt khối lượng ở nhiệt độ 70oC dưới áp suất thấp Chi tiết »
14 TCVN 5702:93 09/02/1993 Cà phê nhân. Lấy mẫu Chi tiết »
15 TCVN 6536:99 1999 Cà phê nhân. Xác định độ ẩm (phương pháp thông thường) Chi tiết »
16 TCVN 6537:99 1999 Cà phê nhân đóng bao. Xác định độ ẩm (phương pháp chuẩn) Chi tiết »
17 TCVN 6538:99 1999 Cà phê nhân. Chuẩn bị mẫu thử cảm quan Chi tiết »
18 TCVN 6539:99 1999 Cà phê nhân đóng bao. Lấy mẫu Chi tiết »
19 TCVN 6601:00 2000 Cà phê nhân. Xác định tỷ lệ hạt bị côn trùng gây hại Chi tiết »
20 TCVN 6602:00 2000 Cà phê nhân đóng bao. Hướng dẫn bảo quản và vận chuyển Chi tiết »
21 TCVN 6603:00 2000 Cà phê. Xác định hàm lượng cafein. Phương pháp dùng sắc ký lỏng cao áp Chi tiết »
22 TCVN 6604:00 2000 Cà phê. Xác định hàm lượng cafein (phương pháp chuẩn) Chi tiết »
23 TCVN 6605:00 2000 Cà phê tan đựng trong thùng có lót. Lấy mẫu Chi tiết »
24 TCVN 6606:00 2000 Cà phê tan. Phân tích cỡ hạt Chi tiết »
25 TCVN 6928:01 2001 Cà phê nhân. Xác định sự hao hụt khối lượng ở 105oC Chi tiết »
26 TCVN 6929:01 2001 Cà phê nhân. Hướng dẫn phương pháp mô tả các quy định Chi tiết »
27 ĐLVN 27:1998 30/12/1998 Máy đo độ ẩm của thóc, gạo, ngô và cà phê. Quy trình kiểm định Chi tiết »
28 TCVN 7031:02 2002 Cà phê nhân và cà phê rang. Xác định mật độ khối chảy tự do của hạt nguyên (phương pháp thông thường) Chi tiết »
29 TCVN 7032:02 2002 Cà phê nhân. Bảng tham chiếu đánh giá khuyết tật Chi tiết »
30 TCVN 7033:02 2002 Cà phê hòa tan. Xác định hàm lượng Cacbonhydrat tự do và tổng số. Phương pháp sắc ký trao đổi ion hiệu năng cao Chi tiết »
31 TCVN 7034:02 2002 Cà phê hoà tan. Xác định mật độ khối chảy tự do và mật độ khối nén chặt Chi tiết »
32 TCVN 7035:02 2002 Cà phê bột. Xác định độ ẩm. Phương pháp xác định sự hao hụt khối lượng ở 103oC (Phương pháp thông thường) Chi tiết »

2. Tiêu chuẩn ngành về Cà phê


STT Số hiệu tiêu chuẩn Ngày ban hành Tên tiêu chuẩn Nội dung
1 10 TCN 84-87 30/12/1987 Qui trình kỹ thuật trồng cà phê Chi tiết »
2 10 TCN 98-1988 1988 Qui trình kỹ thuật chế biến cà phê Chi tiết »
3 10 TCN 100-1988 1988 Cà phê quả tươi. Yêu cầu kỹ thuật Chi tiết »
4 10 TCN 101-1988 1998 Cà phê quả tươi. Phương pháp thử Chi tiết »
5 10 TCN 479-2001 27/12/2001 Quy trình nhân giống cà phê vối bằng phương pháp ghép Chi tiết »
6 10 TCN 478-2001 2001 Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê vối Chi tiết »

Hỗ trợ kỹ thuật cho Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột

Dự án hỗ trợ kỹ thuật trị giá 836.000 euro cho Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột để kết nối liên thông với các sàn giao dịch quốc tế.
avatarHôm nay (17/7), UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức hội thảo khởi động Dự án hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột và các giải pháp nhằm đưa Trung tâm phát triển toàn diện.

Dự án hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột được Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) hỗ trợ 836.000 euro (trên 20 tỷ đồng) và thời gian triển khai dự án là 3 năm.

Dự án này có mục tiêu ngắn hạn là hình thành ngay một thị trường tập trung đối với mặt hàng cà phê bằng phương thức giao dịch đấu giá khớp lệnh công khai, minh bạch cho mọi đối tượng, thành phần từ các hộ sản xuất, các đơn vị thu mua, chế biến tới các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu cà phê; đồng thời, phối hợp với các đơn vị ủy thác tổ chức các hoạt động dịch vụ liên quan như cung cấp thông tin, dịch vụ kiểm định, chế biến, tái chế, ký gửi hàng hóa, tín dụng, ủy thác giao dịch…

Mục tiêu dài hạn của dự án là đưa Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột trở thành Sàn giao dịch nông sản hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam; kích thích sự phát triển kinh tế vườn gắn liền với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, hình thành sự liên kết giữa nông – công nghiệp – dịch vụ. Từ đó, làm gia tăng giá trị trong sản phẩm cà phê, nông sản; khẳng định vị thế của cà phê, nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới…

Theo Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, từ ngày đi vào hoạt động (12/12/2008) đến nay, đã có 31 thành viên đăng ký tham gia giao dịch tại Trung tâm, trong đó có 14 thành viên kinh doanh và 17 thành viên đăng ký bán.

Nguyễn Thịnh
Theo VOVnews

Cần cơ chế rõ ràng cho xuất khẩu cà phê

mua-ca-pheHiện tại, Việt Nam có 146 nhà xuất khẩu mà tinh thần hợp tác lại chưa cao, cho nên chúng ta không tranh thủ được lợi thế. Việt Nam đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê nhưng lại không chi phối được giá thị trường.
Ông Lương Văn Tự – nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương, hiện là Chủ tịch Hiệp hội cà phê, ca cao đã khẳng định như vậy khi trao đổi với VOVNews về tình hình xuất khẩu cà phê hiện nay.

PV: Thưa ông, nhiều người đưa ra giá thành sản xuất cà phê của người nông dân và cho rằng các công ty hiện đang thu mua cà phê dưới giá thành. Ý kiến của ông về vấn đề này?

Ông Lương Văn Tự: Trong mua bán làm ăn, việc cần phải giữ nhất là không cho đối tác biết giá thành. Đối tác nước ngoài sẽ lợi dụng để ghìm giá. Chính vì vậy, việc công bố giá thành là không nên.

Việt Nam chỉ có khoảng 10% nông trường trồng cà phê tập trung còn lại 90% là phân tán của hộ nông dân. Cho nên, có những nơi sản lượng cao thì giá thành thấp, nhưng nếu trồng ở những vùng thiếu nước thì sản lượng thấp, giá thành sẽ cao.

Hiện nay, chưa có khảo sát chính thức để đưa ra giá trung bình sản xuất cà phê. Việc đưa ra giá thành thời điểm này giống như hình ảnh “thày bói xem voi”. Trong kinh doanh, người bán muốn bán giá cao, người mua muốn giá thấp. Trong trường hợp thu mua cà phê lần này, người mua – người bán cần nhìn vào lợi ích tổng thể của Việt Nam chứ đừng tách rời lợi ích người trồng cà phê với người đi bán. Hai bên phải căn cứ vào giá thị trường để chia sẻ lợi ích với nhau lúc khó khăn và khi có lãi. Đây là một hình thức phân chia lợi nhuận hoặc lỗ. Điều này đòi hỏi sự hợp tác, liên kết giữa nhà sản xuất và nhà xuất khẩu và liên kết các nhà xuất khẩu với nhau.

PV: Vậy chúng ta đã tạo được mối liên kết này hay chưa, thưa ông?

Ông Lương Văn Tự: Hiện tại, ở Việt Nam có 12 nhà nhập khẩu lớn trên thế giới, có đại diện tại Việt Nam. Họ rất thống nhất để mua cà phê và điều chỉnh giá cà phê của Việt Nam. Trong khi đó, chúng ta có 146 nhà xuất khẩu mà tinh thần hợp tác lại chưa cao, cho nên chúng ta không tranh thủ được lợi thế. Chúng ta là nước xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới nhưng mà không chi phối được giá thế giới. Đó là điều thiệt thòi cho chúng ta.

PV: Theo ông, chúng ta cần cơ chế ràng buộc như thế nào để có được mối liên kết bền vững?

Ông Lương Văn Tự: Chúng tôi đang kiến nghị với các Bộ là nên hình thành một cơ chế, mô hình nào đó để bảo vệ quyền lợi chung. Tất nhiên, chúng ta buôn bán với thế giới thì cũng phải nghĩ đến lợi ích của đối tác. Chúng ta biết rằng, cả thế giới buôn bán cà phê nhân chỉ khoảng 12-13 tỷ USD/năm, nhưng cà phê đã được chế biến lại đạt trên 70 tỷ USD/năm. Lợi nhuận nằm ở khâu chế biến, phân phối (người mua) còn người trồng thì thu lời rất ít. Vì vậy, người trồng cà phê và nhà xuất khẩu phải liên kết, bàn bạc với những nhà nhập khẩu, rang, xay… để có phần lợi nhất định giúp ngành cà phê phát triển bền vững. Cuộc chơi này rất phức tạp chứ không đơn giản.

PV: Trong tất cả các lĩnh vực xuất khẩu chúng ta đều nói đến bài học về sự liên kết. Vậy tại sao, ngành cà phê-ca cao lại không tìm cách đi cho mình để tránh khỏi “vết xe đổ” này?

Ông Lương Văn Tự: Đây là cái giá chúng ta phải trả trong quá trình đi lên. Chúng ta đã “chao đảo” nhiều lần trong xuất khẩu gạo, cà phê. Để khắc phục tình trạng này, Hiệp hội cà phê, ca cao kiến nghị, tất cả các hội viên khi bán hàng phải thông báo cho hiệp hội biết để từ đó có sự chi phối về số lượng chứ không chi phối về giá. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay rất sợ lộ giá, lộ khách hàng… cho nên chúng tôi chỉ yêu cầu thống kê ngày nào doanh nghiệp ký bao nhiêu, khi nào giao… để tổng hợp lại trong tháng, có những cảnh báo với các hội viên về số lượng xuất khẩu và về thị trường.

Trước những biến động thất thường vô cùng khó đoán của thị trường cà phê thế giới mấy tuần qua, Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) khuyến cáo các doanh nghiệp cà phê hết sức thận trọng trong việc ký hợp đồng xuất khẩu cà phê sáu tháng cuối năm.PV: Trở lại với giá cà phê hiện nay, nếu giá cà phê cứ xuống thì phải tính đến phương án Chính phủ sẽ phải mua gom cho bà con, thưa ông?

Ông Lương Văn Tự: Chúng tôi đang kiến nghị với Chính phủ trong vụ tới (vụ này sắp kết thúc) vào tháng 10/2009, Chính phủ hỗ trợ lãi suất 0% để mua khoảng 200.000 tấn cà phê, giúp nông dân có thể gửi cà phê vào kho của nhà xuất khẩu và không phải chịu lãi. Các nhà thu gom sẽ bán theo tình hình thị trường, bán được đến đâu thì trả lại cho nông dân đến đó.

Còn nếu áp dụng cơ chế dự trữ như Brazil thì cũng có cái hay, trước kia chúng ta đã làm 1-2 năm rồi nhưng không có kết quả lắm. Hiện, Brazil có một quỹ dự trữ khoảng 1,8 tỷ tiền Brazil (900 triệu USD). Theo mô hình này, doanh nghiệp sẽ mua cà phê ở một mức giá hợp lý (người trồng có lời), nếu thị trường xuống dưới giá qui định thì nông dân được áp dụng giá bán cho dự trữ .

PV: Có ý kiến cho rằng, việc cà phê tăng giảm không kiểm soát được như hiện nay là do sự lũng đoạn của các quĩ đầu cơ. Vậy theo ông, chúng ta phải làm gì để tránh được cái bẫy của họ?

Ông Lương Văn Tự: Theo tôi, các doanh nghiệp cần lưu ý, không nên bán hàng với thời gian giao hàng quá xa. Trước kia, có những doanh nghiệp từ đầu năm đã bán hàng cách đó 6-7 tháng rồi trong khi đó doanh nghiệp chưa nắm được hàng, chưa nắm hết được thị trường. Nếu không cẩn thận thì doanh nghiệp sẽ bị rơi vào tình cảnh giống như việc “lùa đàn cừu vào trong truồng”, các nhà nhập khẩu sẽ kéo giá xuống dưới mức đã thoả thuận thì chấm dứt hợp đồng, làm doanh nghiệp thiệt thòi. Cho nên, doanh nghiệp chỉ nên bán hàng cách 3 tháng để có đủ thông tin đón bắt thị trường, chuẩn bị nguồn hàng.

Thứ hai, các doanh nghiệp phải liên kết với nhau để làm sao xác định trong tháng Việt Nam chỉ bán ra thị trường thế giới một lượng hàng nhất định, không nên bán ồ ạt sẽ kéo giá xuống. Thực tế, 12 nhà đại diện nằm ở Việt Nam sẽ liên kết với nhau để chi phối giá khi đó ta sẽ thiệt hơn.

PV: Theo ông, thời gian tới để những người trồng cà phê không rơi vào tình trạng “dở khóc, dở cười” như hiện nay thì chúng ta phải làm gì?

Ông Lương Văn Tự: Hiện nay ở nước ta, cà phê già chiếm gần 20% và phải thay thế trong thời gian tới. Một số diện tích trồng mới bây giờ bắt đầu thu hoạch nhưng chưa phải thời kỳ có sản lượng cao. Mấy năm nay, sản lượng cà phê dừng lại ở mức dưới 1 triệu tấn. Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn, Hiệp hội cà phê-ca cao thống nhất quan điểm trình Chính phủ chỉ giữ diện tích cà phê khoảng 500.000 ha và sản lượng trên dưới 1 triệu tấn. Nếu càng tăng diện tích trồng cà phê thì giá thế giới càng giảm, người trồng cà phê lại thiệt thòi. Chúng ta nên dành diện tích đất còn lại trồng cây khác thu được lời hơn, không nên phát triển tập trung vào một loại cây nhiều quá, sản lượng tăng nhanh kéo giá trị xuống.

PV: Xin cảm ơn ông!

Cần xác định hợp lý giá thành sản xuất cà phê

Những người trồng cà phê cho rằng, giá thành 18.000 đồng/kg để sản xuất ra một kg cà phê mà Công ty Cà phê Việt Nam đưa ra chỉ là giá “ước đoán” mà chưa có một sự tính toán chi tiết

» Thu mua trữ cà phê- thời điểm nào?

Sau khi được biết theo đề xuất của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam thì Chính phủ sẽ mua dự trữ cà phê cho dân nếu giá xuống dưới mức 18.000 đồng/kg (đây được Tổng Công ty Cà phê Việt Nam cho là mức giá thành của 1 kg cà phê sản xuất tại Việt Nam), chúng tôi đã có cuộc khảo sát ở các vùng trồng cà phê trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk để tìm hiểu ý kiến của người dân.

mua-ca-phe

CưM’gar là một trong những vùng trồng cà phê trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk, với diện tích khoảng 32.000 ha, trong đó hơn một nửa được trồng trong thập niên 1980, đến nay đã có tuổi đời trên dưới 20 năm. Theo nhiều người dân nơi đây cho biết, với những diện tích cà phê này, bình quân mỗi năm họ thu hoạch chỉ chưa tới 2,5 tấn nhân/ha, mặc dù tiền đầu tư không thua cà tơ (cà phê từ 4-10 năm) bao nhiêu, trong khi cà tơ có thể cho thu hoạch từ 5 – 6 tấn nhân/ha.

Anh Trịnh Văn Tám, ở thị trấn Ea Pốk cho biết, gia đình anh hiện có 2ha cà phê trồng vào năm 1988. Trong giai đoạn từ 10 năm trở lại, năng suất của vườn cây khá cao, có năm gia đình anh thu hoạch được tới 6 tấn/ha. Các năm sau đó, năng suất cứ giảm dần và kể từ năm 2000 đến nay, cả 2ha cà phê mà anh chỉ thu hoạch được 5 tấn. “Với sản lượng này là tôi đã thấy may mắn lắm rồi. Nhiều người bên cạnh vườn cà phê của tôi cũng đầu tư như nhau nhưng thu hoạch chỉ đạt 2 tấn/ha”- Anh Tám cho biết.

Khi được hỏi giá thành để sản xuất ra một kg cà phê là bao nhiêu? Anh Tám khẳng định chắc nịch: “Trên 25.000 đồng. Giá phân năm trước tăng cao khoảng 10 triệu đồng/tấn, mỗi năm tôi bón 4 đợt, trong mùa mưa bón 3 đợt và một đợt trong mùa tưới, mỗi đợt bón khoảng 1 tấn phân/ha. Tính ra, riêng tiền phân bón đã ngốn mất 40 triệu đồng. Bên cạnh tiền phân, do giá nhân công mấy năm gần đây tăng gấp 2-3 lần những năm trước, nên mỗi mùa thu hoạch, tiền chi phí thuê nhân công cũng mất trên 10 triệu đồng/vụ. Ngoài ra, còn nhiều chi phí khác như: xăng dầu tưới, công chăm sóc, ống nước phục vụ tưới, công phơi sấy… Nếu tính toàn bộ chi phí đầu tư hết hơn 70 triệu đồng/ha. Trong khi đó, với giá khoảng 24.000 đồng/kg như hiện nay, tính ra mỗi ha cà phê tôi bị lỗ khoảng 10 triệu đồng. Nếu hòa vốn thì mỗi ha cà phê phải thu hoạch 3 tấn. Còn việc tính giá thành của cà phê là 18.000 đồng/kg thì mỗi ha cà phê phải thu hoạch từ 5 – 6 tấn”.

Hiện nay nước ta có khoảng 500.000 ha cà phê, trong đó, theo thống kê của Tổng công ty cà phê Việt Nam thì có tới 22,4% diện tích (tương đương với 112.000 ha cà phê) có độ tuổi trên 20 năm, trong đó có trên 27.000 ha có độ tuổi trên 25 năm; diện tích có độ tuổi từ 15 – 20 năm chiếm khoảng 20,2% (khoảng 101.000 ha); diện tích dưới 15 năm tuổi chiếm 57,4% (khoảng 287.000 ha). Tính ra gần 50% diện tích cà phê của nước ta có năng suất khá thấp, chỉ đạt từ 2 – 2,5 tấn/ha. Với những diện tích cà phê này, coi như người dân đang lỗ nặng.

Thiết nghĩ, việc xác định giá thành của một kg cà phê bao nhiêu là rất quan trọng, nhằm giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu tính toán làm thế nào để người trồng có lãi. Tuy nhiên, từ trước đến nay, hầu như chúng ta “ước đoán” mà chưa có một sự tính toán chi tiết để đưa ra một con số chính xác.

Nguyễn Thịnh
Theo VOVnews