Về vấn đề nông sản rớt giá: Không thể mãi sản xuất thô

Chỉ trong ít tháng, các mặt hàng nông sản chuyên xuất khẩu như cao su, cà phê, tiêu, điều… đều rớt giá mạnh. Vì sao xảy ra tình trạng trên? Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Đức Thịnh – trưởng bộ môn thể chế nông thôn, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn – cho biết:

Hồ Tiêu
Thu hoạch tiêu xuất khẩu tại vườn tiêu gia đình anh Đặng Bảo Hùng Vương,
xã Ia Hrú, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai – Ảnh: N.C.T.

Ngày 30-10, ông Tạ Quang Huyên, giám đốc Công ty TNHH chế biến hạt điều và xuất nhập khẩu nông sản Hoàng Sơn 1, cho biết: “Hiện nay giá điều tiếp tục xuống mạnh và chỉ giao động từ 4,5-4,7 USD/kg, trong khi đó tuần trước giá đứng ở mức 4,8-5 USD/kg. Theo Sở Công thương Bình Phước, toàn tỉnh hiện có khoảng 180.000ha điều, với sản lượng trung bình khoảng 200.000 tấn hạt thô (chiếm khoảng một nửa sản lượng điều cả nước).

* Trong khi giá điều xuống thấp thì giá cao su cũng không ổn định, xuống khoảng 1 triệu đồng/tấn so với tuần trước. Cụ thể giá thu mua trung bình hiện nay khoảng 27 triệu đồng/tấn.

* Theo Hiệp hội Cà phê – ca cao VN, giá cà phê trong nước ngày 30-10 giảm 2.500 đồng/kg sau khi giảm 2.300 đồng/kg ngày 28-10 tại Lâm Đồng. Giá cà phê xuất khẩu cũng tăng trở lại mức 1.663 USD/tấn tại thị trường London, tăng 27 USD/tấn so với ngày trước đó.

Theo ông Trần Đức Tụng – chánh văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu VN, thị trường hạt tiêu trong nước hầu như đóng băng những ngày qua. Hiện mức giá thương lái đưa ra từ 37.000-38.000 đồng/kg nhưng hầu như không có người bán. Giá xuất khẩu tiêu đen khoảng 2.700-2.800 USD/tấn.- Giá cao su hạ tới 50% so với đầu năm. Giá điều, cà phê, tiêu, đồ gỗ… và nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu khác đều mất giá thê thảm và rất nhanh. Đến nay, giới chuyên môn cũng chưa thể nhận định chính xác tình hình thị trường của những mặt hàng này. Đây là hiệu ứng chung của tình trạng giá nông sản toàn cầu tụt giảm. Ba lý do chính khiến giá nông sản thế giới đi xuống là suy thoái kinh tế khiến sức mua giảm; giới đầu cơ bán tháo hàng dự trữ và do đồng USD tăng giá nên xu thế nhập khẩu nông sản không được khuyến khích. Hiểu đơn giản là khi mua hàng, nhà nhập khẩu phải dùng nội tệ để mua USD và dùng USD để giao dịch. Nhưng khi USD lên giá, lượng nội tệ dùng để mua USD bị đẩy cao… Ngoài ra còn những tác động khác như giá dầu giảm khiến những mặt hàng nông sản dùng để chế biến dầu cũng phải giảm…

* Suy thoái kinh tế thì khó dự báo nhưng tình trạng đầu cơ trên thị trường thế giới chúng ta có thể biết trước, thưa ông?

– Đã từ lâu thị trường nông sản thế giới hình thành những tập đoàn đa quốc gia. Cho dù lực lượng này có nhiều sự ràng buộc, kiểm soát và chi phối để hướng tới những hoạt động lành mạnh và công bằng, nhưng thực chất vẫn không tránh khỏi sự thiên vị cho những nhóm lợi ích cục bộ hoặc cho những nhà tư bản lớn. Vì vậy khi thị trường biến động thì phần nhiều rủi ro được gạt cho nhà sản xuất và các doanh nghiệp (DN) nhỏ.

Mặt khác về cơ bản, hàng nông sản của VN chỉ tham gia ở khâu ít giá trị gia tăng, rủi ro cao và nhiều lệ thuộc. Cao su, tiêu, cà phê hay điều VN tuy chiếm giữ thị phần xuất khẩu không nhỏ trên thế giới nhưng chủ yếu ở khâu trồng cấy và thu gom sản phẩm thô. Những sản phẩm này được xuất cho các công ty nước ngoài. Họ chế biến, chắt lọc, phân đoạn làm nhiều tầng, thu nhiều khoản lời và đóng nhãn mác của họ bán cho người tiêu dùng. Vì chiếm giữ những phần ít rủi ro, lại nắm được thông tin đầu nguồn nên họ chủ động tránh được thiệt hại. Phần bất lợi đẩy về phía những khu vực sản xuất như nông dân của ta.

* Cụ thể những bất lợi mà chúng ta phải đối mặt là gì, thưa ông?

Ông Lê Đức Thịnh
Ông Lê Đức Thịnh

– Trong xã hội tự cung tự cấp, những biến động thị trường, thậm chí những biến động của toàn nền kinh tế, cũng khó đe dọa được sự sống còn của nông dân. Bởi vì chỉ cần canh tác tốt, nông dân không cần mua bán giao thương cũng có thể sống được nhờ vào sản vật nuôi trồng của mình. Nhưng hiện nay nông sản là sản phẩm hàng hóa và chịu sự chi phối của thị trường chung thì nông dân cũng là thành viên của xã hội thị trường.

Nếu như các lực lượng khác có thể tự bảo vệ được mình bởi những sức mạnh mà họ thu được từ thị trường, thì nông dân lại không thu được nguồn lợi đủ để bảo vệ mình khi rủi ro mà thị trường đem lại. Nói cách khác, nông dân và người làm công ăn lương khi tham gia xã hội thị trường đã trở thành một lực lượng nghèo tiềm tàng vì cơ hội và rủi ro của họ không tỉ lệ thuận.

* Theo ông, các chính sách đối với thị trường trong nước sẽ phải thay đổi như thế nào để đối phó với khó khăn này?

– Hệ thống thị trường nông sản của chúng ta gần như bị tách rời quyền lợi, trách nhiệm giữa nhà sản xuất, tức là nông dân và nhà kinh doanh – các DN thu mua, xuất khẩu. Các DN này thực chất chỉ chọn công đoạn đơn giản nhất trong chu trình phân phối sản phẩm tức là thu mua. Họ có thể sơ chế đơn giản rồi bán sang tay cho các nhà chế biến nước ngoài. Người nông dân gánh chịu các biến động rủi ro của toàn bộ hệ thống vật tư, nguyên liệu đầu vào như giống, phân bón, đất đai, thời tiết… cho ra đời sản phẩm thô với mức lợi nhuận khá thấp.

DN thương mại cơ bản chủ động được giá mua, khối lượng, thời điểm và cả đầu ra. Vì vậy họ có điều kiện và luôn cố thủ một tỉ lệ lợi nhuận. Khi giá đầu ra cao, họ điều chỉnh giá thu mua cao hơn một chút. Nhưng khi giá đầu ra xuống thấp, hàng thừa thì DN thu mua vẫn giữ tỉ lệ lợi nhuận cố định đó, đẩy thiệt thòi về phía nông dân. Nếu khó khăn hơn nữa thì DN “bỏ chạy” mà không tốn kém gì… Tôi không dám khẳng định rằng trong những trận rớt giá nông sản không có hiệu ứng đầu cơ của các DN thu mua trong nước cũng như động thái ép giá của họ.

* Trước những rủi ro của thị trường, theo ông, nông dân cần được bảo vệ bằng cách nào?

– Về căn cơ, các quốc gia phải định hướng xây dựng một nền nông nghiệp bền vững đủ sức tự bảo vệ mình và một lực lượng nông dân có các mối liên kết tốt. Ví dụ nếu kinh doanh cà phê, chúng ta không chỉ thu gom mà cần có một chuỗi công nghệ khác để chế biến cà phê tan, cà phê bột, cà phê nhân, cà phê lạnh, rồi sôcôla… rồi phân phối đến người mua. Làm như vậy ta vừa được nhiều lợi nhuận vừa phân chia được rủi ro, không phụ thuộc quá lớn một thị trường nào. Tất nhiên, lúc này Nhà nước phải xây dựng những chính sách, cơ chế sao cho lợi nhuận được phân chia tương đối công bằng tới các thành viên: sản xuất, chế biến hay phân phối.

Giá nông sản tiếp tục xuống thấp

Ngày 30-10, ông Tạ Quang Huyên, giám đốc Công ty TNHH chế biến hạt điều và xuất nhập khẩu nông sản Hoàng Sơn 1, cho biết: “Hiện nay giá điều tiếp tục xuống mạnh và chỉ giao động từ 4,5-4,7 USD/kg, trong khi đó tuần trước giá đứng ở mức 4,8-5 USD/kg. Theo Sở Công thương Bình Phước, toàn tỉnh hiện có khoảng 180.000ha điều, với sản lượng trung bình khoảng 200.000 tấn hạt thô (chiếm khoảng một nửa sản lượng điều cả nước).

* Trong khi giá điều xuống thấp thì giá cao su cũng không ổn định, xuống khoảng 1 triệu đồng/tấn so với tuần trước. Cụ thể giá thu mua trung bình hiện nay khoảng 27 triệu đồng/tấn.

* Theo Hiệp hội Cà phê – ca cao VN, giá cà phê trong nước ngày 30-10 giảm 2.500 đồng/kg sau khi giảm 2.300 đồng/kg ngày 28-10 tại Lâm Đồng. Giá cà phê xuất khẩu cũng tăng trở lại mức 1.663 USD/tấn tại thị trường London, tăng 27 USD/tấn so với ngày trước đó.

Theo ông Trần Đức Tụng – chánh văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu VN, thị trường hạt tiêu trong nước hầu như đóng băng những ngày qua. Hiện mức giá thương lái đưa ra từ 37.000-38.000 đồng/kg nhưng hầu như không có người bán. Giá xuất khẩu tiêu đen khoảng 2.700-2.800 USD/tấn.

Anh Thoa – Trần Mạnh

————-
Theo Tuổi Trẻ – QUANG THIỆN thực hiện

Tin tức thị trường cà phê cuối phiên giao dịch ngày 30/10

Tin thị trường London
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ năm (30/10) giá kỳ hạn tháng 01/09 giảm -32usd đứng ở mức 1610usd/tấn. Tổng khối lượng giao dịch ước đạt 9.188 lots.

Thị trường giao dịch đóng cửa  giảm  mặc dù đầu phiên tăng khá ngoạn mục, thêm 1 lần nữa trong sự thất bại của thị trường cà phê phiên qua yếu tố đồng dollras lại được nhắc đến giá hàng hóa nói chung đều giảm trong khi đồng dollras mạnh trở lại !

Các giao dịch trên sàn đều dự đoán rằng giá sẽ trở về mức 1,400 và 1,500 trong trung hạn  và liên tục khẳng định thị trường cà phê cần một “mức giá đáy” cho lúc này để từ mức đáy đó thị trường sẽ có những hiệu chỉnh để đi lên.

Thị trường vẫn giao dịch ở mức cầm chừng và không có gì nhiều để nói, thị trường vẫn đối mặt với vụ mùa lớn Việt Nam đang đến gần, các chỉ số phức hợp cho thấy thị trường chỉ “ thoát đi” thật sự khi giá có thể chạm mức 1718-1764.
Tin thị trường NewYork
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ năm (30/10) giá kỳ hạn tháng 12/08 giảm -1.20cent đứng ở mức 111.0cent/lb. Tổng khối lượng giao dịch ước đạt 12.200 lots.

Giá kỳ hạn Lonodn đóng cửa giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ 5, sau khi thị trường này bỏ lại sau lưng mức cao đạt được trong ngày là 114.65c khi các thị trường chứng khoáng nước ngoài tiến triển thuận lợi đã tác động tới thị trường cà phê kéo giá ở đây lên theo.

Một thương nhân N.Y cho biết hôm nay là một ngày tồi tệ của Mỹ, khi mà con số GDP của mùa hè được đưa ra với mức giảm 0,03%, điều này hoàn toàn không tệ như dự đoán, nhưng nó vẫn còn khả thi. Hầu hết các thị trường hàng hoá đều giảm trong ngày hôm nay. Các khách hàng có thể sẽ chuyển sang mua cà phê rẻ hơn trong suốt giai đoạn suy giảm kinh tết, họ sẽ dùng tại nhà nhiều hơn và uống ít lại từ các của hàng hoặc mua cà phê bán lẻ giá thấp hơn, như cà phê chai của McDonald, loại này cũng được chế biến khá tốt.

Theo nguồn tin từ trợ lý bộ nông nghiệp Gideon Ndambuki cho biết chính phủ Kenya sẽ huỷ khoảng tiền cho vay của nông dân cà phê với tổng số là 3.2 triệu KES (tương đương 43.7 triệu USD) để bảo vệ lĩnh vực này từ sự “ tăng giảm hỗ loạn” của giá thế giới.

Ndambuki cho biết Khoảng tiền đưa cho nông dân theo chương trình cải tiến cà phê nhỏ đã được tính trước trong 3 năm qua. Ông còn cho biết liên minh châu Âu hứa sẽ hỗ trợ 500 triệu KES cho lĩnh vực cà phê để giúp nông dân tạo điểm nhấn trên thị trường quốc tế.

Theo hội đồng cà phê Kenya cho biết sản lượng cà phê niên vụ 2008-09 của Kenya ứơc tính đạt tối thiều 60.000 tấn, tăng 42.000 tấn so với năm trước.các phân tích cho biết , khác với Liffe thị trường NY đang xuất hiện các dấu hiệu tích cực , tín hiệu mua vào chưa chắc chắn  vì mức giá sell stop 105.53 vẫn được nhắc đến.

Giới sản xuất Mêxicô hôm qua cũng đã yêu cầu các quan chức giúp họ duy trì mức giá thấp nhất cho ngành xuất khẩu sau khi thị trường này sụp đổ trong tháng qua. Fernando Celis, cho biết khi giá ICE giảm xuống mức đáng ngại là 140.00 c/lb, nông dân sẽ không thể đủ chi phí cho sản lượng- khi mà giá phân bón hiện nay đang tăng cao.

Nhận định của Y5cafe

Lúc này ta cần xem xét thêm vấn đề FED cắt giảm lãi xuất , rõ ràng áp lực  cắt giảm lãi suất có thể khiến các ngân hàng tiếp tục cho vay, tuy nhiên điều này sẽ không có mấy tác dụng đối với thị trường tiêu dùng ( và còn có thể tác dụng ngược vì lạm phát tăng thì hàng hóa sẽ tăng giá ). Xét đến tình hình gần đây  của Mỹ giá năng lượng, giá hàng hóa hạ và triển vọng kinh tế không mấy sáng sủa,  do đó khi các quan chức cắt giảm lãi xuất sẽ hy vọng  lạm phát sẽ dịu đi, giá cả sẽ ổn định !

Tuy nhiên giới thương buôn lại không nghĩ như vậy khi cho rằng: Giá hàng hóa và lạm phát rồi sẽ lại tăng cao do chính chính sách tiền tệ  của Mỹ hiện nay, vì lo ngại lần cắt giảm lãi suất thứ 6 trong năm nay của FED không đủ vực dậy nền kinh tế.

Một số nhà giao dịch đang dự đoán FED sẽ còn tiếp tục cắt giảm lãi suất . Tất cả những điều đang nói ở trên vô hình chung vẽ ra 1 viễn cảnh nhu cầu tiêu thụ giảm trong khi đó 1 lượng hàng lớn đang đến từ Việt Nam và Brazil chính vì vậy việc các quỹ tác động các hợp đồng mua bù thiếu ngày hôm trước đó đã không đủ xóa tan các lo âu của thị trường .

Quan điểm của chúng tôi lúc này vẫn không thay đổi: cẩn thận với những ai đang mua bán hàng giấy và mong chờ các tác động đến từ Nhà nước bởi cuộc khủng hoảng giá hiện nay rất cần sự quan tâm của nhà nước.