Phát triển cà phê: Cải tạo cây giống là cấp thiết


Không phải ngẫu nhiên mà năng suất càphê ở Việt Nam luôn cao nhất thế giới và gấp 3 lần mức bình quân thế giới. Hiện tại năng suất bình quân của thế giới là 7 tạ nhân/ha, còn tại Việt Nam lên tới 2 tấn/ha.

Vườn cà phê ở Cư Kuin, Dak Lak đang mùa trổ hoa.

Lý giải điều này, tiến sỹ Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, cho biết giải pháp kỹ thuật chăm sóc càphê ở Tây Nguyên -vựa càphê của Việt Nam-được coi là độc đáo, chỉ ở Việt Nam mới áp dụng, trên thế giới chưa có. Đó là kỹ thuật “trồng âm”- đưa bầu rễ xuống sâu hơn so với cách trồng của thế giới.

Cạnh mỗi gốc cây càphê, thường tạo một chiếc bồn diện tích 4m2, dự trữ được hơn 1.000 lít nước. Mỗi khi vào mùa mưa, nước mưa sẽ chảy và trữ ở trong các bồn này, nhờ vậy mà nước mưa không làm trôi đất, chống được xói mòn và trữ được nước tưới cho cây trong mùa khô.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên cũng là đơn vị đi đầu trong việc chọn tạo các giống cây càphê. Trong nhiều năm trở lại đây, Viện đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận nhiều giống càphê mới như TN4, TN5, TN6, TN7, TN8. TN11, TN12, TN13, TN14.

Trong khi bệnh gỉ sắt là bệnh gây hại lớn nhất cho càphê ở Việt Nam thì các giống này lại có ưu điểm kháng được bệnh gỉ sắt trên lá.

Trong vòng 3 thập kỷ qua, diện tích và năng suất càphê Việt Nam tăng rất nhanh. Nếu như năm 1980, cả nước chỉ có 22.500ha, năng suất bình quân 0,78 tấn/ha với sản lượng khoảng 8.400 tấn thì đến năm 1990, diện tích đã tăng lên đến 119.000ha, năng suất đạt 1,4 tấn/ha và sản lượng 92.000 tấn. Hiện nay, cả nước đã có khoảng hơn 500.000ha, trong đó trên 90% diện tích càphê tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên với năng suất bình quân 1,8-2,0 tấn/ha, sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm.

Tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt đã đặt ra nhiều vấn đề với cây càphê, như không kiểm soát được chất lượng cây giống, kèm theo đó là nhiều vấn đề về quy hoạch, nguồn nước, môi trường.

Đặc biệt, diện tích càphê già cỗi ở là cây có độ tuổi trên 20 năm sinh trưởng kém, năng suất thấp, dưới 1tấn/ha đang ngày một tăng nhanh đe doạ trực tiếp đến sự ổn định bền vững của ngành càphê.

Chính vì vậy, việc cải tạo cây càphê Việt Nam luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, ông Báu khẳng định.

Theo ông Báu, để thay thế các vườn càphê già cỗi không có cách nào khác là chúng ta phải tiến hành tái canh và viện cũng đã đua ra giải pháp mới là giải pháp ghép chồi giống mới lên những gốc cây càphê đã già cỗi với nhiều ưu điểm so với trồng cây càphê mới bằng hạt. Phương pháp ghép chồi có nhiều ưu điểm như chi phí thấp hơn, cho thu hoạch sớm, năng suất cao, kháng bệnh tốt hơn.

Đề cập đến những khó khăn về kinh phí, vị Viện trưởng này cũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp lớn cùng tham gia đầu tư vườn nhân chồi cây càphê, mỗi hécta cần đầu tư vốn 1 tỷ đồng, doanh nghiệp hoặc tư nhân tham gia sẽ được hỗ trợ 50%.

Tuy thế, đây cũng đang là thời điểm giá càphê rất cao, trên dưới 50.000 đồng/kg, năng suất vườn càphê dù thấp đến mức chỉ 1 tấn/ha thì nông dân vẫn có lãi. Bởi vậy, việc cải tạo vườn cả phê đang gặp nhiều trở ngại do nông dân chưa muốn chặt bỏ cây già để tái canh.

Điều này kéo theo hệ quả là khi giá càphê xuống dưới 20.000 đồng kg, nông dân ồ ạt chặt bỏ cây cũ để trồng cây mới, gây áp lực thiếu cây giống. Nếu ngành không chuẩn bị sẵn nguồn chồi giống đủ đáp ứng nhu cầu này sẽ lặp lại tình trạng những năm 1995-2000, nông dân ồ ạt chặt bỏ cây cũ trồng cây mới bằng những giống kém chất lượng mua trôi nổi trên thị trường.

Vì thực tế này, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên kiến nghị lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung cần quan tâm phát triển các vườn nhân chồi giống, đáp ứng nhu cầu cải tạo các vườn càphê.

Nông sản này hàng năm mang về lượng ngoại tệ đáng kể từ việc xuất khẩu. 8 tháng đầu năm nay, cả nước đã xuất khẩu 958.000 tấn với giá trị đạt 2,1 tỷ USD, tăng 12% về lượng nhưng tăng tới 72,2% về giá trị so với năm 2010.

Theo quy hoạch, diện tích càphê Việt Nam đến năm 2020 chỉ ổn định ở 500.000ha, giảm 50.000ha so với hiện nay nhưng năng suất phải tăng để nâng sản lượng. Bởi vậy, yêu cầu cải tạo chất lượng cây giống càphê là cấp thiết.

Theo Vietnam+

30 bình luận

  1. Đầu tư vườn nhân chồi cây cà phê, mỗi hécta cần đầu tư vốn 1 tỷ đồng. Sao mà ăn dầy thế; …cũng chẳng có, đừng mơ!

  2. Bài báo viết :
    -Năm 1980, có 22.500ha, năng suất bình quân 0,78 tấn/ha với sản lượng khoảng 8.400 tấn
    -thì năm 1990, diện tích 119.000ha, năng suất đạt 1,4 tấn/ha và sản lượng 92.000 tấn.
    -Hiện nay, có khoảng hơn 500.000ha, năng suất bình quân 1,8-2,0 tấn/ha, sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm.
    Vậy thì lấy đâu để : Năm 2009/2010 xuất 1,2 triệu tấn ; năm 2010/2011 dự trù xuất khoảng 1,2 triệu tấn.
    Ko biết nhà báo này cỡi ngựa xem hoa như thế nào? hay chưa học hết cấp 1?
    Ở Đak Lak thu được 2 tấn/ha có mà ăn cám, còn “lên tới” mới ghê.

  3. Tui thấy bài báo này có rất nhiều điều không thực, tui nghĩ Y5Cafe nên duyệt trước khi đăng.
    Tui sẵn sàng làm vườn ươm chồi nếu được hộ trở 50% kinh phí (1tỷ/ha). Xin giới thiệu cho tui, cám ơn.

    • Bạn nên đọc kỹ chổ này :
      “Đề cập đến những khó khăn về kinh phí, vị Viện trưởng này cũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp lớn cùng tham gia đầu tư vườn nhân chồi cây cà phê, mỗi hécta cần đầu tư vốn 1 tỷ đồng, doanh nghiệp hoặc tư nhân tham gia sẽ được hỗ trợ 50%.”
      và phài hiều vườn nhân chồi trồng như thế nào đã chứ đừng vội phán lung tung.

      Và đây là tài liệu làm vườn nhân chồi :
      “1.1. Thiết lập vườn nhân chồi ghép
      Để đảm bảo đủ chồi ghép có chất lượng tốt cần phải thiết lập các vườn nhân chồi ghép. Vườn nhân chồi ghép nên bố trí gần với vườn ươm, vừa tiện lợi cho việc quản lý, chăm sóc, vừa thuận lợi cho việc thu hoạch, bảo quản và vận chuyển chồi. Thiết kế vườn thành các luống rộng khoảng 1,2-1,6m dài 10-20m tuỳ theo địa điểm, số dòng vô tính và số lượng mỗi dòng vô tính cần nhân. Cày, xới làm tơi lớp đất sâu tới 30-40cm sau đó trộn đầu với phân chuồng đã hoai mục và phân lân theo tỷ lệ mỗi 1m2 trộn 15-20 kg phân chuồng + 2-3 kg phân lân . Giữa các luống chừa một lối đi khoảng 0,5m đắp cao hơn luống khoảng 15-20cm. Mật độ trồng tuỳ theo khả năng sinh trưởng của mỗi dòng vô tính. Thời vụ trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa khi cây con đã có khoảng 3-4 cặp lá. Sau khi trồng khoảng 3-4 tháng có thể thu lứa chồi đầu tiên. Để kích thích cho cây ra chồi cần cắt sát mặt đất khoảng 10-15cm và chừa lại đôi lá gốc (đối với cây trồng bằng cành giâm) và chừa lại một đốt cùng cặp lá của phần ngọn ghép (đối với cây trồng bằng cây ghép). Các chồi mới khi đã có từ 2 đốt trở lên là tiến hành thu chồi. Khi cắt cũng chừa lại một đôi lá gốc. Sau mỗi lần cắt bón phân hoá học với mức 150 g urê + 30 – 40g K2SO4/m2. Đồng thời thường xuyên tưới nước đủ ẩm, bón phân hữu cơ và phòng ngừa trừ sâu bệnh hại để cho chồi luôn phát triển khoẻ mạnh, khi ghep đạt tỷ lệ sống cao. Cứ sau 10 – 15 ngày kiểm tra các chồi nếu thấy các cành ngang đã hình thành thì kịp thời ngắt bỏ các cành ngang này. Tốt nhất mỗi gốc chỉ nên duy trì 3-4 chồi. Vườn nhân chồi nếu được quản lý, chăm sóc tốt có thể khai thác được tới 3-4 năm và mỗi năm một ha vườn nhân chồi có thể cung cấp được 1,5 – 2 triệu chồi/năm. .”
      trích “http://www.cuctrongtrot.gov.vn/Tech_Science.aspx?index=detail&type=a&idtin=215”
      Vậy theo tôi 50% = 500tr là không quá nhiều đâu để chi phí làm một vườn nhân chồi cở hecta !

    • Báo chí bây giờ đều thế cả, theo tôi nhận thấy tỷ lệ bài báo chứa đầy sỏi cát chứa trên 50%.
      Có lẻ nguyên nhân là do báo mạng phát triển nhiều, thiếu người viết nên đăng bài tùy tiện dễ dãi thiếu chọn lọc, không như báo giấy. Nhất là trong các bài báo dịch từ tiếng nước ngoài, người dịch giỏi tiếng nhưng thiếu chuyên môn nên rất đễ bị sai sót nhầm lẫn.
      Bạn @Ngóe cho là chưa học hết cấp 1 cũng có lý của bạn ấy, các bạn kiểm tra dữ liệu xem thấy ngay.
      Mong BBT Y5Cafe cũng lưu ý cho.

  4. Cánh nhà báo này đúng là cưỡi ngựa xem hoa, ko biết đọc ra ở đâu cái dữ liệu trên.
    Năng suất 2 tấn/ha thì đúng là có mà ăn cám! Nhà tui có 1,3ha mà năm nay chắc chắn đạt 5,5-6 tấn!

    Nếu năng suất có 2tan/ha thì chỉ có lỗ, để có lãi thì năng suất phải > 2,5tan/ha.

  5. Xin chào bà con. Hiện nay gia đình tôi muốn mua giống bơ ghép trái vụ để trồng nhưng ở Gia Lai thì tôi lại không biết địa chỉ nào bán giống loại bơ này, bà con nào biết thông tin có thể cho tôi biết địa chỉ nào đáng tin cậy không, cảm ơn bà con nhiều.
    (Mong diễn đàn đăng tin giùm, cảm ơn diễn đàn)

  6. Chào xuân hùng tôi cũng là nd đang ở pleiku nè. Vừa qua tôi có xem qua mạng có nói về giống bơ sáp trái mùa năng suất cao bơ sáp cuả Trịnh Xuân Mười ở BMT. Tôi đã trực tiếp qua và mua thí nghiệm 100 gốc về trồng, đến nay đã hơn 2 tháng nhưng cây ko phát triển và có nguy cơ bị chết là 50%. Nên nhớ giống bơ và anh ta đã được giáo sư Nguyễn Lân Hùng ghé thăm và phát sóng.

    • Chào bạn Hoang tuyen.
      Mặc dầu phản hồi của bạn không đúng với quan điểm của Y5Cafe là gây bất lợi cho người khác. Nhưng để rộng đường dư luận và bà con cùng nhận định, kiểm chứng nên Y5 cho hiển thị. Xin hỏi thêm bạn :
      Bạn mua giống có chứng nhận xuất xứ ko?
      Bạn đã kiểm tra lại đất đai, qui trình trồng và chăm sóc chưa? đặc biệt làm rõ nguyên nhân cây chết?
      Theo Y5, bơ đâu phải là giống cây khó trồng!
      Mong được trao đổi, trân trọng.

      • Xin cho tôi hỏi thêm 1 câu là ở tại Gia Lai có bà con nào biết địa chỉ bán giống bơ ghép trái vụ này ko vậy? Mình muốn mua tại Gia Lai cho nó gần do mình không có thời gian đi qua tận BMT. Bà con nào biết chỉ giúp với , cảm ơn bà con nhiều lắm.

  7. Có lẽ nhà báo này ở hanh tinh khác mới tới, nên mới viết mà ko biết đúng hay sai. Thứ nhất là nhiều vườn cà phê chỉ đạt 1 tấn/ha/năm nông dân vẫn có lời với giá hiện nay, nên ko phá để thay giống khác. Thứ hai đầu tư vườn cà phê lấy chồi 1 tỷ đồng, xin cho biết gồm những khoản nào, nếu được cho tôi xin được đăng ký 1 ha.

  8. Ông nhà báo này nhầm rồi,bây giờ nhà nông thời @, chứ đâu còn thời nhà nông chỉ biết “con trâu đi trước cái cày theo sau” mà ông nói sao nghe vậy đâu mà ông nói : mỗi hécta cần đầu tư vốn 1 tỷ đồng .

  9. Hehe, anh Nhà Báo này có quá nhiểu điểm sai thực tế…

    Theo quan điểm cá nhân tui, giờ ai mà làm nghiêm túc, đầu tư trồng cấy nghiêm túc mà chỉ thu 2 tấn/ha là coi như thất bại …

    1 trong các nguyên nhân chính mà Vỹ tôi vẫn cho là đúng : do cách bón phân của chính nông dân đã làm cho năng suất “rất khó hiểu” với cả các kĩ sư nông nghiệp nước ngoài.

  10. Thứ 1, theo nhìn nhận của ông Lê Ngọc Báu, đầu tư 1 vườn ươm chồi (tài liệu bạn Đinh Nhi cung cấp) với chi phí 1 tỷ thì không có gì là quá đắt. Các bạn thử tính xem giá 1ha đất là bao nhiêu cái đã.
    Thứ 2, năng suất bình quân khoảng 2MT/ha là không có gì sai. Các bạn nên biết không phải vùng đất nào cũng có thể trồng cafe cho năng suất cao và không phải hộ nông dân nào cũng có điều kiện đầu tư tốt. Bên cạnh đó còn các vấn đề về dịch bệnh, thời tiết… Cho nên sẽ có những vườn cho năng suất thấp và có những vườn cho năng suất cao. Nên năng suất bình quân cả nước là khoảng 2Mt/ha là không sai đâu các bạn à.
    Thứ 3, ông Lê Ngọc Báu hiện là tiến sĩ, vửa là Viện trưởng của WASI cho nên những phát biểu của ông ta đương nhiên phải có cơ sở khoa học.
    Đó là quan điểm cá nhân của tôi thôi.

    • cafe BMT viết : “năng suất bình quân khoảng 2MT/ha” mình không hiểu?

    • Ý kiến của Cafe BMT đúng nhưng quả là lý sự.
      1.Đầu tư 1 tỷ/ha để chuyển đổi cây trồng sang vườn nhân giống một cách khoa học không phải là đắt, nhưng không ai đi tính tiền đi mua đất lập vườn, tính vậy thì khó giới hạn mà chỉ… để lý sự.
      2.Người VN không ai viết MT/ha và cũng không có lớp học, cấp học nào viết MT/ha (nên bạn Nông Văn Dânmới thắc mắc) và bạn Ngóe cùng nhiều bà con ngạc nhiên về những dữ liệu không hợp lý, khó chấp nhận trong bài.
      3.Không cần phải TS mới phát biểu có cơ sở khoa học nếu có mục đích khoa học. Một khi đã vì mục đích khác thì lấy đâu ra khoa học cho dù là TS (xin lỗi các vị TS vì đây chỉ là những lý sự để lý sự với người lý sự) nên không thể nói là đương nhiên.

  11. Các bạn ơi, oan cho nhà báo rồi, anh ta chỉ ghi chép lại ý đồ của Viện Tây Nguyên trong đó ông B… là “Bầu xô” nghe đám tham mưu (mưu ít, tham nhiều) bày trò dự án này, dự án nọ để móc ngân sách nhà nước đầu tư cho nông nghiệp. Nếu chạy được dự án, mỗi ông từ trên xuống dưới cùng nhau nhấm nháp, chén chú, chén anh (vẽ ra chi phí đầu tư vườn chồi 1 tỉ/ha, lại còn bày trò nhử doanh nghiệp hay nông dân ai tham gia sẽ được hỗ trợ 50 % kinh phí. Xin hỏi trong 50 % ấy nông dân hưởng trọn hay chia cho chủ xị theo tỷ lệ tam thất hay tứ lục…) Xin các bạn đừng “cãi nhau” nữa, tôi còn lạ gì trò hề này đối với các dự án của VN !

  12. Một năm nếu tính tiền cắt tỉa cành, lặt chồi chi hai ba đợt bình quân hết 5.000vnđ/01 gốc cafe. Xạc cỏ cào bồn bình quân bốn đợt /01 năm hết 6.000vnđ/01 gốc cafe. Tưới nước hai lần /01 năm bình quân chia theo gốc hết 3.000vnd/01 gốc cafe. Công xịt thuốc sâu, cầm vòi tưới, công bón phân, công hái cafe, công phơi cafe, công xay cafe nhân… rơi vào khoảng 150 công /heta bình quân 1.30 công /01 gốc cafe. Giá công tại thời điểm hiện tại là 120.000vnd/01 công (chưa tính công thời vụ giáp hạt) suy ra hết 156.000vnđ/01 gốc cafe. Tiền phân bón ba đợt NPK hết khoảng 1.000kg với giá trung bình 9.500vnđ/01kg thì một heta hết 9.500.000vnđ- tức hết 8.260vnđ/01 gốc cafe.Tiền thuốc sâu- bảo dưởng cho cây cafe bình quân hết 2.00vnđ/01 gốc. Tiền chi phí khác bình quân hết 1.500vnđ/01 gốc cafe. Vậy theo tính toán sơ bộ mỗi gốc cafe hiện tại theo thời điểm này bà con nông dân chúng ta chí phí ra hết khoảng.vnđ/01 gốc cafe là 181.760 vnđ/01 gốc cafe. Nếu mỗi gốc cho thu hoạch chỉ khoảng ( trong đó trên 90% diện tích cà phê tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên với năng suất bình quân 1,8-2,0 tấn/ha,) theo giá tại thời điểm này thì… bà con ta chết đói hết. Vậy thì giá cafe phải tầm khoảng 5000usd/01 tấn thì may ra bà con ta mới có lãi…. Con số chỉ là con số thôi các bác àh. Việc viết bài là của các anh làm báo, chứ họ có làm cafe đâu mà chúng ta tranh cãi mỏi miệng. Mong sao cafe cao giá trong vụ tới để bà con nông dân không bị khổ và phải xóa bỏ đầu tư trồng loại cây khác thôi.

    • @Thuận Hòa ở Đak Lak phải ko? Đất tốt quá chứ chung tôi ở Gia Lai hầu hết đất ko được như bạn đâu. Đa số phải tưới 3 đến 4 lần trong mùa khô. NPK bón trong mùa mưa mỗi gốc cũng từ 4 lạng/lần*3, lại còn bón trong mùa tưới. Còn cái này bạn cần tính lại nè:”… rơi vào khoảng 150 công/hecta… “thì làm gì đến”…1.3 công /01 gốc cafe mà suy ra hết 156.000đ/…”.Hơn 180 triệu đồng cho 1 hecta như bạn nêu là vô lí đấy. Mình góp ý chân thành mong bạn thông cảm.

      • Đất tốt với việc tưới nhiều hay ít là liên quan gì nhau hả @Vũ anh? Sao bạn biết ở Đak Lak tưới ít lần so với Gia Lai chỗ của bạn?
        Đak Lak tưới nhiều hay ít, chi phí 1ha/năm hết bao nhiêu hỏi chú Vịnh trong BQT Y5 Cafe thì biết liền. hehe.

    • Thuận Hòa đưa ra ý kiến là đừng tranh cãi mỏi miệng nhưng lại đưa ra con số 181.760 vnđ/01 gốc cafe là muốn cho bà con tranh cãi nữa đây vì chăm sóc, chi phí ko đâu giống đâu cả.
      Hình như chủ đề này trên Y5 cũng đã nói nhiều lần rồi.

  13. Hi Hi Hi… xin lỗi các bác vì em tính toán chỉ có mỗi mình. Còn các cuộc họp thảo luận điều nghiên của các công ty con và công ty mẹ kia thì đã được trả bằng tiền lương hàng tháng đấy. Em là dân cafe nhà vườn Tân Thượng- Di Linh- Lâm Đồng đây các bác ah. Chỗ em có năm chả phải tưới vì được mưa- Nhiều khi chỉ bón phân mỗi ba đợt thôi và ước chừng khoảng 3,5 lạng trên gốc cho mỗi lần bón….
    Tiếp tục xin lỗi bác Vũ anh vì em quên đã cộng hết cả công hái cà phê trong một mùa thì 1 công được khoảng bốn bao nhân với 11kg /bao tương đương 44kg mỗi công. Vậy mỗi heta sản lượng khoảng 2tấn thôi bác nhé là…? Tưới cafe thì cũng cần có công rời máy ống và cầm vòi chứ bác? Phơi cũng phải mất công đảo cho mau khô và khi xay cũng mất công hốt vào máy… làm cỏ mỗi đợt thì mỗi hecta mất khoảng 14-15 công xạc cào bồn. Cắt cành thì mỗi công hết sức cũng chỉ được 45 gốc trên ngày thôi bác ạh. Nếu bác đi lặt chồi em dám cam đoan bác sẽ phải mất hai ngày mới thanh toán xong một hecta đấy….
    Nhưng thôi tất cả chỉ là con số để chúng ta cùng nhau tham khảo để điều tiết mức độ chăm sóc sao cho cân đối với mặt bằng giá cả để mong có được lợi nhuận cao nhất mà thôi. Nếu anh em làm vườn cứ tính hết công đầu tư trên mỗi hecta mỗi năm- lượng phân thuốc mỗi năm. Các khoản hao hụt phí đầu tư ban đầu thì sẽ có một đáp án đúng hơn nhà em đây. Cám ơn các bác đã chú ý tới bài viết của em một tý.

  14. “Tuy thế, đây cũng đang là thời điểm giá cà phê rất cao, trên dưới 50.000 đồng/kg, năng suất vườn cà phê dù thấp đến mức chỉ 1 tấn/ha thì nông dân vẫn có lãi”. Anh chàng viết bài này chắc là vừa ở trên Cung Trăng rơi xuống nên mới có những cách tính toán như vậy. Nhà tôi có 1 ha trong vườn nhà (Huyện Krông Buk – Đăk Lăk), tưới nước trong ao nhà bằng điện lưới, nhân công dễ thuê với giá phải chăng so với thị trường hiện nay, vậy mà từ khi thu hái xong đến nay tôi đã phải đầu tư hết 53.450.000 VND rồi, các khoản đầu tư từ thời điểm này đến khi thu hoạnh xong có lẽ ít nhất là 20.000.000 VND nữa (công làm cỏ 2 đợt, công hái >= 100 công * 120.000, công xay xát, công phơi,…). Theo cách tính của vị này thì nông dân trồng cà phê đều là tỉ phú cả đây!

  15. Cảm ơn Thuận Hòa đã cho biết địa chỉ. Lâu nay thấy Hòa thuận xuất hiện nhiều trên diễn đàn và mình đã đoán nhầm nơi ở và sản xuất của bạn. Các công việc cho một hecta cà phê với 150 công/năm thì mình không phản đối nhưng mỗi gốc cà phê mà đến “1.3” công thì không chính xác vì như vậy mỗi hecta có phải trên 1400 công? Với giá ngày công hiện nay là 120.000 đồng thì riêng chi phí cho công làm đã lên tới 168 triệu? Mình làm cà phê và ghi chép đầy đủ từ năm 1998 đến nay chưa năm nào chi quá 80 triệu/ha.Nếu cộng cả khấu hao tài sản và chi phí quản lý của chủ vườn cũng không vượt 110 triệu. Dù mỗi nơi có chi phí đầu tư khác nhau nhưng không đến mức quá chênh như vậy.
    Vài lời trao đổi thêm, mong bạn thông cảm.

  16. Tôi ở Lâm đồng điều kiện khí hậu mát mẻ hơn các bạn chỉ tưới duy nhất 1 lần trong mùa khô là được, ai có điều kiện thì tưới cao tay lắm là 2 lần, nhưng đất đại ở Đức trọng Lâm đồng nơi tôi ở bị cái là hơi xấu nên cây cà phê cần rất nhiều phân chuồng, nếu không có phân chuồng thì gần như cà phê không phát triển được, tôi đi Đak lak rồi tôi thấy đất đai ở đó tốt không cần phân chuồng mà cà phê vẫn tốt, nhưng khí hậu nóng hơn chỗ tôi nên thiết nghĩ mùa khô cần tưới nhiều hơn chỗ tôi ở. Còn về sản lượng thì khó nói lắm, tôi có 7 sào có năm thì 5 tấn, có năm thì 2 tần và 3 tấn tuỳ theo thời tiết và dịch bệnh thôi, như mấy năm nay chỉ chừng 2-3 tấn thôi vì bị dịch hại ve sầu nên cà phê không phát triển được.

  17. Không chỉ riêng mình cây cà phê mà hầu như tất cả các loại cây trồng của VN ngày nay kém nhất là khâu chọn lọc, thử nghiệm giống cây trồng để tìm ra những giống có năng suất chất lượng cao. Bạn nào quan tâm nhìn vào từng cây, từng con cụ thể sẽ thấy sự thoái hóa, giống chất lượng kém cho đến quản lý, thương hiệu,… hình như tỷ lệ thuận với TS-ThS.
    Hai Lúa ơi, Việt Nam quê hương tôi!

  18. Việc chọn giống để phù hợp khí hậu thổ nhưỡng và nâng cao chất lượng thu hoạch đem lại lợi nhuận cho người nông dân là một việc làm đáng được hoan nghênh. Song việc triển khai chủng loại giống cho từng khu vực- Trách nhiệm liên đới khi cây giống không phát triển hiệu quả như cam kết- Đối tượng được xem xét chuyển đổi giống cần được phổ biến rộng ra sao. Còn về giá trị của giống bao nhiêu cũng còn tùy thuộc vào thời điểm thị trường và có sự điều chỉnh thống nhất giữa người cần giống và người cung cấp giống. Đấy là ý kiến của mình muốn chia sẻ.

  19. Các bác bàn luận sôi nổi thật nên tôi cũng có vài ý muốn tham gia.

    – Theo tôi, năng suất mà như trên báo cáo được lấy từ Niêm Giám Thống Kê, tất nhiên là năng suất trung bình nên rất khác xa so với thực tế từng hộ gia đình, từng địa phương. Đó là chưa kể việc thống kê đã chính xác hay không?!.
    – Còn việc xây dựng vườn nhân chồi là thuộc về chiến lược, chính sách của nhà nước hay các cơ sở kinh doanh giống. Chứ bà con khi không ai có nhiều đất, nhiều tiền đến mức mà bỏ tiền ra để đầu tư vườn chồi. Mà thực ra, có rất nhiều dự án đã xây dựng vườn nhân chồi ở nhiều địa phương trên nhiều tỉnh nhưng không biết giờ nó ra sao?!
    – Khắc phục vườn cây già cỗi, mà TS chỉ nói đến việc cưa ghép cải tạo trên vườn cây già cỗi. Khi cây đã già cỗi thì việc ghép cải tạo liệu có hiệu quả? Tính đến nay cũng được 3 năm nghiên cứu Tái Canh cà phê, nhưng không thấy báo cáo giải pháp cho tái canh cà phê từ vị Tiến Sỹ?

  20. Chào các bác.
    Nếu đầu tư vườn nhân chồi 500 triệu thì không nhiều, điều đó là đúng nhưng bác nhà báo nói 1 tỷ là quá nhiều. Nếu hỗ trợ 50% thì tui lời 1 nữa rồi.

  21. Liệu đầu tư như vậy nhưng hiệu quả có chắc được không? và với cái giá đó với người nông dân là quá cao đó các bác ơi!

Gửi phản hồi cho Nông Văn Dân Hủy trả lời